Những nghi thức lễ cưới ở nhà trai quan trọng cần biết

Nghi thức lễ cưới ở nhà trai là một cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của người con trai. Khi người con trai bước chân vào nghi thức này và thực hiện theo các thủ tục đám cưới cùng cô dâu là đã chấp nhận mình phải có trách nhiệm với người phụ nữ của đời mình. Vậy lễ thành hôn tại nhà trai cần phải chuẩn bị sính lễ gì? Các thủ tục đám cưới có nhiều không? Hãy tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây để chuẩn bị cho ngày trọng đại của mình nhé.

1. Chuẩn bị sính lễ – Lễ cưới gồm những gì

Nhà trai cần chuẩn bị những gì cho đám cưới chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều chú rể đang thắc mắc. Nhưng bạn đừng lo, phần sính lễ này sẽ do ba mẹ hoặc người lớn trong nhà chuẩn bị. Chuẩn bị sính lễ là nghi thức đầu tiên mà nhà trai cần phải chuẩn bị trước khi qua nhà gái rước dâu. Sính lễ mà nhà trai cần chuẩn bị để rước dâu trong ngày cưới bao gồm:

  • Tráp trầu cau
  • Tráp mâm quả bánh: Bánh kem, bánh cốm, bánh pía
  • Tráp mâm quả trái cây
  • Tráp rượu trà
  • Mâm xôi gấc, xôi
  • Bao lì xì trả duyên
  • Đèn Long Phụng
  • Heo quay, lễ vật khuyên nên có trong nghi thức lễ cưới ở nhà trai. Đây là lễ vật cưới mang lại rất nhiều ý nghĩa. Heo quay là đại diện cho sự sung túc, sinh sôi nảy nở. Khi dùng heo quay làm sính lễ là cách gửi gắm lời chúc cho đôi uyên ương trẻ có được nhiều phúc lộc, sớm sinh quý tử và hạnh phúc trăm năm. (Nếu đặt heo quay đám hỏi, đám cưới hãy đến ngay với lananhdalathotel.vn – 1 thương hiệu heo quay nổi tiếng khắp miền Trung và miền Nam). Bạn có thể truy cập website lananhdalathotel.vn để xem.

Sau khi chuẩn bị xong nên kiểm tra lại các sính lễ cho đầy đủ, xếp vào các mâm tráp. Đậy nắp và phủ lên bằng một tấm vải đỏ được trang trí đẹp mắt.

Tiếp theo đó, cha mẹ hoặc người lớn sẽ là người thắp nhang và đưa cho chú rể. Chú rể thắp nhang để xin tổ tiên trước khi đi rước dâu và cầu mong lễ rước dâu được diễn ra thuận lợi. Đây là nghi thức thể hiện lòng trọng và thành kính đối với tổ tiên chính vì thế cần phải thực hiện đầu tiên.

Sau khi thắp nhang xong, chú rể được trao hoa cầm tay, những sính lễ sẽ được trao cho dàn bê tráp và di chuyển sang nhà gái thực hiện lễ rước dâu.

2. Lễ rước dâu – Nghi thức rước dâu về nhà trai

Bất kỳ một nghi lễ nào trong đám cưới cũng có một vai trò quan trọng nhất định, lễ rước dâu cũng vậy.

Sính lễ đã đầy đủ, nhà trai cũng đã có tâm thế sẵn sàng để chuẩn bị đến nhà gái và rước về cho mình một nàng dâu. Sau khi qua nhà gái và hoàn thành nghi thức lễ cưới ở nhà gái sẽ là giây phút bước qua lễ rước dâu.

Đúng vào giờ đẹp, nhà trai sẽ rước cô dâu ra xe hoa cưới. Đội hình lúc này sẽ là người chủ hôn dẫn đầu đoàn rước dâu, theo sau là chú rể và cô dâu, dàn bê tráp và những người đi họ. Cô dâu và chú sẽ ngồi xe kết hoa riêng và đi về nhà trai. Ba mẹ, đội bê tráp và những người đi họ cũng cùng theo về nhà trai trên chiếc xe khác.

Ngày xưa ở miền Bắc và miền Trung, thường ba mẹ cô dâu sẽ không lên xe theo con về nhà chồng, vì lo ngại phải thấy cảnh con đi về nhà chồng. Thế nhưng ngày nay với lối nghĩ phóng khoáng, ở các miền Bắc, Trung, Nam đều có sự xuất hiện của bố mẹ cô dâu. Tất cả đều suy nghĩ rằng cô dâu xuất giá là một điều đáng tự hào. Cha mẹ nào cũng muốn được theo con để thấy được từng khoảnh khắc hạnh phúc của con mình. Cùng chứng kiến sự hạnh phúc của đôi song nhân mà nói với cả thế giới rằng “Con tôi xứng đáng có được hạnh phúc như này”.

3. Lễ gia tiên nhà trai – Nghi thức lễ cưới ở nhà trai

Trong các nghi thức trong lễ cưới thì lễ gia tiên nhà trai là nghi thức quan trọng nhất sau khi tiến hành xong lễ rước dâu. Bởi đây là khoảnh khắc mà đôi trẻ chính thức nên duyên vợ chồng. Trong sự chứng kiến và chấp thuận của tổ tiên, song thân phụ mẫu và họ hàng 2 bên gia đình.

Trình tự lễ gia tiên nhà trai sẽ diễn ra như sau:

  • Cô dâu và chú rể cùng thắp hương cầu mong tổ tiên phù hộ
  • Cô dâu mời trà ra mắt ông bà, bố mẹ chồng
  • Sau khi cô dâu thực hiện xong nghi lễ thường sẽ được bố mẹ chồng trao quà cưới như tiền vàng, nữ trang,…
  • Sau khi nhận quà từ gia đình chồng, chú rể sẽ chính thức trao nhẫn cưới cho cô dâu trước sự chứng kiến của nhiều người.
  • Cuối cùng, người đại diện sẽ nói đôi lời cảm ơn đến quan viên hai họ và chúc phúc cho đôi vợ chồng sớm đã nên duyên. Sau đó kết thúc lễ gia tiên và mọi người cùng bước vào bữa tiệc cưới để chào đón khách mời. Nhận những lời chúc phúc và những món quà của mọi người.

Trong nghi thức lễ cưới ở nhà trai, đặc biệt là lễ gia tiên nên sử dụng bài khấn lễ gia tiên ngày cưới để buổi lễ được diễn ra trọn vẹn hơn.

4. Chi phí đám cưới nhà trai

Đối với nghi thức lễ cưới ở nhà trai, thường nhà trai sẽ là bên chi nhiều chi phí hơn so với nhà gái. Dưới đây là khoản chi phí dự toán cho đám cưới nhà trai:

  • Sính lễ cho bên nhà gái: 10.000.000đ
  • Nhẫn cưới: 5.000.000
  • Lễ tráp: 3.500.000đ
  • Bộ trang sức cho cô dâu: 10.000.000đ
  • Tiền thuê xe: 10.000.000đ
  • Tiền in thiệp cưới: 2.000.000đ/thiệp x 500 khách = 1.000.000đ
  • Tiền trang phục cho chú rể, cô dâu, áo dài bưng quả: 4.000.000đ
  • Tiền dựng rạp cưới: 7.000.000đ
  • Tiền trang trí gia tiên: 5.000.000đ
  • Tiền tổ chức bàn tiệc: 1.500.000đ x 50 bàn = 75.000.000đ
  • Tiền chụp hình cưới: 10.000.000đ
  • Tiền chụp hình, trang phục trong ngày cưới: 10.000.000đ
  • Tiền lì xì trả duyên cho đội bê tráp: 200.000đ/người x 4 người = 800.000đ
  • Chi phí phát sinh khác: 10.000.000đ

Tổng chi phí đám cưới nhà trai: 161.000.000đ

5. Lời kết

Để chuẩn bị cho nghi thức lễ cưới ở nhà trai được diễn ra tốt nhất cần phải thực hiện đầy đủ những nghi thức trên. Cần thực hiện chỉnh chu nhất có thể để có thể đưa nàng dâu và họ nhà gái về tham dự. Bên cạnh đó những nghi thức trên là nét đẹp truyền thống từ xưa nay ông bà ta để lại, việc gìn giữ và phát huy là trách nhiệm còn lại của chúng ta. Chúc cho chú rể chuẩn bị cho mình một lễ cưới thật trọn vẹn và hạnh phúc khi bước lên lễ đường cùng cô dâu trong ngày trọng đại của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *