Nghi thức lễ cưới ở nhà gái là một ngày lễ đặc biệt mang lại rất nhiều ý nghĩa đối với đời người con gái. Đây là kết quả đánh dấu cho chặng đường mà cặp đôi trẻ đã đồng cam cộng khổ và cố gắng rất nhiều mới có được. Chính vì đời người chỉ có một lần được bước chân vào nghi lễ này, nên việc lúng túng không biết phải làm gì trong nghi lễ là chuyện bình thường. Trong bài viết này lananhdalathotel.vn sẽ hướng dẫn và giải thích tất tần tật các nghi lễ. Để bạn có cái nhìn tổng quan hơn và chuẩn bị thật tốt cho lễ cưới của mình.
1. Nghi thức lễ dạm ngõ
1.1. Lễ dạm ngõ gồm những gì – Lễ vật cần chuẩn bị
Đây là nghi lễ đầu tiên đóng vai trò quan trọng để quyết định xem hai người yêu nhau có đến được với nhau không. Điều quan trọng là nhà trai phải chọn được ngày tốt để thông báo cho nhà gái việc đến dạm ngõ.
Mục đích của nghi lễ này là để cho gia đình 2 bên gặp mặt nhau và nghe những tâm tư của cặp tình nhân cho tương lai. Từ đó chấp thuận và bàn kế hoạch cho đám cưới trong thời gian sắp tới. Các công việc cần được bàn trong lễ dạm ngõ thường là ngày, giờ để làm lễ cưới hỏi, lễ thành hôn, số lượng lễ tráp,…
Thực chất nghi lễ này không yêu cầu phải chuẩn bị quá cầu kỳ về lễ vật. Chỉ cần có trầu cau, trái cây, chè, bánh,…được chuẩn bị với số lượng chẵn để nhà trai dâng lên bàn thờ gia tiên nhà gái là được.
1.2. Quy trình làm lễ dạm ngõ tại nhà gái
Trước khi bước vào nghi thức lễ cưới ở nhà gái chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình làm lễ dạm ngõ trước nhé!
Những người tham dự lễ dạm ngõ sẽ là các thành viên chủ chốt nội bộ gia đình hai bên của cô dâu và chú rể. Ngoài ba mẹ, anh chị thì còn có thể là họ hàng ruột, thân thích,…Nhà gái cần phải đón tiếp nhà trai một cách thân thiện.
Thông thường quy trình làm lễ dạm ngõ sẽ diễn ra như sau:
- Trước ngày lễ dạm ngõ nhà gái cần chuẩn bị nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, chu đáo. Trên bàn nên để nước, trà, bánh, thuốc lá,…để mời khách.
- Khi nhà trai đến, gia đình hai bên sẽ chào hỏi nhau rồi bắt đầu trò chuyện, trao đổi và tìm hiểu về gia đình bên kia. Nghe những lời tâm tư của đôi bạn trẻ sớm trở thành vợ chồng và chấp thuận. Sau đó tính đến chuyện chọn ngày, giờ cho lễ ăn hỏi cũng như lễ cưới.
- Cuối cùng, để thể hiện sự chu đáo nhà gái có thể chuẩn bị trước một mâm cơm nhỏ. Sau khi buổi lễ kết thúc cả 2 gia đình có thể cùng nhau dùng bữa cơm thân mật như gia đình.
2. Lễ ăn hỏi – Một nghi thức lễ cưới ở nhà gái
2.1. Lễ ăn hỏi cần chuẩn bị những gì
Lễ ăn hỏi là dịp thông báo chính thức về việc xin cưới của nhà trai cũng như việc chấp nhận gả con của nhà gái. Nếu lễ dạm ngõ chỉ có sự xuất hiện của đại diện gia đình hai bên. Thì lễ ăn hỏi lại có thêm sự xuất hiện của nhiều bà con, họ hàng cũng như những người bạn thân thiết của cô dâu, chú rể.
Lễ vật chuẩn bị cho cho lễ ăn hỏi cũng yêu cầu phải chỉn chu, đầy đủ. Thường trong mâm lễ tráp sẽ có mâm trái cây, mâm trầu cau, mâm bánh xu xê, heo quay đám hỏi, mâm xôi gấc (hoặc bánh cốm), mâm chè,…Tùy vào khu vực của từng vùng miền mà lễ vật có thể thêm hoặc bớt.
2.2. Các nghi thức trong lễ ăn hỏi
Vì lễ ăn hỏi là nghi lễ quan trọng mang lại rất nhiều ý nghĩa, đặc biệt là đối với người con gái. Chính vì thế lễ dạm ngõ thường được tổ chức với không khí vô cùng tình cảm với nhiều cung bậc cảm xúc khó tả trong lòng của mỗi người tham dự.
Các nghi thức trong lễ ăn hỏi cần phải được tiến hành một cách trịnh trọng, đầy đủ như sau:
- Nhà trai đến nhà gái và bước vào nghi thức lễ ăn hỏi
Trước buổi lễ, đội bê tráp của cả hai bên cần phải chuẩn bị quần áo đồng nhất, tươm tất. Nếu là nhà trai thì đội bê tráp thường mặc sơ mi trắng thắt cà vạt kết hợp quần tây hoặc mặc áo dài cách tân truyền thống. Nếu là đội bê tráp nhà gái thì mặc áo dài, đầm dài với màu sắc tươi tắn, nhã nhặn. Đặc biệt không quá cầu kỳ và nổi bật so với cô dâu.
Khi qua nhà gái, chú rể, người đi họ, đội bê tráp sẽ dừng lại cách nhà cô dâu khoảng 100m và xếp đội hình cân đối. Người đi đầu tiên phải là người có vai vế lớn trong nhà như ông bà, cha mẹ rồi tới đội bê tráp và những họ hàng đại diện đi họ.
Đúng giờ, nhà gái đứng tại cổng để đón tiếp nhà trai. Nhà trai bắt đầu mang sính lễ vào bàn thờ gia tiên nhà gái, ổn định vị trí chỗ ngồi. Nhà gái sẽ mời trà và bắt đầu màn chào hỏi nhau. Lúc này đại diện phía nhà trai cũng đứng lên và phát biểu lý do của ngày lễ trọng đại cũng như giới thiệu các sính lễ gia đình mang đến. Sau đó đại diện phía nhà gái sẽ đứng lên cảm ơn, đón nhận sính lễ và mở nắp sinh lễ.
- Cô dâu ra mắt gia đình nhà trai và chào hỏi hai bên gia đình
Sau khi trao và nhận sính lễ xong, chú rể xin phép đến phòng riêng để đưa cô dâu ra ngoài. Sau đó hai người cùng rót trà và mời ông bà, cha mẹ và họ hàng 2 bên để thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính và biết ơn.
- Dâng vật phẩm lên bàn thờ gia tiên nhà gái
Khi đã chào hỏi xong, mẹ cô dâu sẽ lấy các sính lễ trong tráp đặt lên bàn thờ và thắp hương tình cúng ông bà tổ tiên. Sau đó ba mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu và chú rể đến bàn thờ gia tiên để chính thức ra mắt chú rể cho ông bà, tổ tiên. Sau khi kết thúc thủ tục này, chú rể được xem là một thành viên mới của gia đình nhà gái và chính thức được tổ tiên đón nhận.
- Gia đình hai bên bàn bạc và chọn ngày, giờ tổ chức lễ đám cưới
Sau khi thực hiện xong nghi thức, gia đình 2 bên có thể chụp hình lưu niệm rồi ngồi lại với nhau. Cùng thống nhất ngày, giờ tổ chức đám cưới và những việc cần chuẩn bị trong thời gian sắp tới.
- Nhà gái mời họ, khách dùng bữa tiệc thân mật
Ngày nay lễ cưới hỏi rất được mọi người chú trọng, nhà gái có thể tổ chức bữa tiệc trang trọng để mời tất cả quan họ, bà con gần xa, bạn bè dùng tiệc. Bên cạnh đó còn có thể góp vui bằng cách lên sân khấu hát hò như một lễ đám cưới.
- Nhà gái lại quả cho nhà trai và nhà trai ra về
Đúng giờ, họ hàng hai bên sẽ vào lại bàn thờ gia tiên để nhà gái lại quả cho nhà trai và kết thúc buổi lễ. Sau đó nhà tiến hành phát biểu lời cảm ơn và xin phép ra về.
3. Lễ vu quy – Nghi thức lễ cưới ở nhà gái ý nghĩa
Lễ vu quy được tổ chức bên nhà gái nên nhà gái cần chuẩn bị của hồi môn, trang phục, và chuẩn bị thêm rạp cưới. Hãy cùng lananhdalathotel.vn tìm hiểu kỹ hơn nghi thức lễ vu quy dưới đây
- Chuẩn bị của hồi môn: Đây là việc làm thể hiện tấm lòng của bố mẹ khi tiễn con gái về nhà chồng. Tùy vào điều kiện của gia đình mà số lượng của hồi môn sẽ khác nhau.
- Chuẩn bị trang phục cưới: Cô dâu chuẩn bị trang phục như áo dài, váy cưới và lễ phục cho đội bê tráp, những người đi họ.
- Chọn người chủ hôn: Nhà gái chọn một người trong họ hàng có khiếu giao tiếp khéo léo để tiếp đón nhà trai.
- Lau dọn và trang trí bàn thờ tổ tiên thật sạch sẽ.
- Chuẩn bị rạp cưới và tìm người đi họ, bưng tráp.
Sau khi lễ vu quy hoàn thành, nhà gái sẽ tiếp tục bước sang lễ thành hôn (một nghi thức được diễn ra tại nhà trai)
4. Lễ thành hôn
Đám cưới nhà gái là lễ gì? Nghi thức lễ cưới ở nhà gái như thế nào? Lễ vật cần chuẩn bị lễ thành hôn bao gồm những gì?
4.1. Lễ vật cần chuẩn bị lễ thành hôn
Khi đang đọc bài viết này lananhdalathotel.vn chắc chắn bạn đang rất phân vân và không biết đám cưới bên nhà gái cần chuẩn bị những gì.
Như đã nói, đây là một trong những ngày trọng đại quan trọng thể hiện sự đồng lòng của đôi trẻ. Chính vì thế lễ thành hôn cũng cần phải tổ chức thật long trọng. Bởi có sự góp mặt của rất nhiều quan khách bao gồm họ hàng, bà con gần xa, bạn bè thân hữu, đồng nghiệp của cả cô dâu, chú rể.
Trong ngày này cô dâu sẽ mặc một chiếc váy trắng cùng bó hoa tươi thắm vô cùng đẹp và lộng lẫy. Còn phía nhà trai sẽ chuẩn bị trầu cau, nhẫn cưới, bánh kem đám cưới, rượu, heo quay để rước cô dâu về nhà mình và tổ chức lễ thành hôn.
Nếu có điều kiện nên sử dụng heo quay làm lễ vật cưới. Bởi vì heo quay là lễ vật cầu mong sự may mắn, sung túc, ấm êm và sự sinh sôi nảy nở. Khi dùng heo quay làm sính lễ cưới cách chúc cho đôi vợ chồng có được nhiều phúc lộc, hạnh phúc trăm năm và sớm sinh quý tử. Nếu có nhu cầu đặt heo quay cưới hỏi hãy tìm đến thương hiệu heo quay lananhdalathotel.vn – một thương hiệu nổi tiếng về heo quay được nhiều người lựa chọn.
4.2. Các nghi thức lễ thành hôn
Nghi thức lễ thành hôn sẽ tùy vào vùng miền mà cách thức sẽ có chút khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung thì trình tự tổ chức dưới đây vẫn là chuẩn tại nhiều nơi:
- Khi nhà trai rước cô dâu về đến nhà chồng, cô dâu và chú rể sẽ được cha mẹ dẫn bước vào bàn thờ gia tiên nhà trai để thắp hương yết tổ. Rồi chào họ hàng bên chồng sau đó đại diện nhà trai phát biểu và cảm ơn quan viên hai họ. Sau đó chú rể dắt cô dâu ra mắt với ba mẹ mình, 2 bên trao quà cho nhau. Cuối cùng nhà trai mời nhà gái và khách tham dự tiệc cưới.
- Trong tiệc cưới, cô dâu chú rể sẽ thực hiện nghi thức rót rượu, uống giao môi, trao nhẫn cưới, cắt bánh kem và tới từng bàn để nâng ly nhằm tri ân và cảm ơn tất cả các khách mời đã tham dự lễ cưới. Đặc biệt, chú rể sẽ là người đứng trên sân khấu để nói lời cảm ơn sâu sắc và tiễn khách về khi tan tiệc.
Vào ngày cưới người ta sẽ dùng bài khấn lễ gia tiên ngày cưới để nghi lễ được diễn ra trọn vẹn hơn.
5. Lễ lại mặt – Lễ nhị hỷ
Đây là một thủ tục nhỏ sau khi hoàn thành tất cả các nghi lễ nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhằm thể hiện sự tri ân của nhà trai đối với gia đình nhà gái đã sinh ra một người con dâu vô cùng hiếu thảo. Vậy lễ lại mặt gồm những gì?
Trong ngày này, mẹ chồng sẽ chuẩn bị cho đôi tân hôn một mâm đồ lễ nhỏ gồm bánh kẹo, trái cây, gạo nếp, rượu thuốc,… để cả hai mang về nhà gái.
Trong lễ lại mặt không cần phải có sự góp mặt của họ hàng 2 bên. Cô dâu sẽ được chú rể và gia đình chồng đưa về nhà để thắp hương cúng mâm lễ cho bàn thờ gia tiên. Sau đó cả 2 bên gia đình cùng nhau dùng bữa cơm. Thường thời gian đôi uyên ương về nhà gái là từ 1 đến 4 ngày sau ngày cưới (tùy vào điều kiện và công việc của đôi trẻ).
6. Chi phí đám cưới nhà gái – Nghi thức lễ cưới ở nhà gái
Đối với chi phí các sính lễ và cả những chi phí khác trong lễ vu quy (nghi thức lễ cưới ở nhà gái) sẽ được dự đoán như sau:
- Tiền in thiệp cưới: tầm 2.000đ/ thiệp x 500 khách = 1.000.000đ
- Tiền trang phục cho ba mẹ cô dâu: 4.000.000đ
- Tiền váy cưới, trang điểm cho cô dâu: 5.000.000đ
- Tiền trả duyên cho đội bưng quả: 200.000đ/ người x 4 người= 1.800.000đ
- Tiền đãi tiệc cưới: 1.500.000đ/ bàn x 45 bàn= 67.500.000đ
- Tiền thuê rạp cưới, dàn nhạc: 10.000.000đ
- Các chi phí phát sinh khác: 10.000.000đ
Tổng: 99.300.000đ
Đây là chi phí cho một đám cưới vừa, không nhỏ cũng không quá lớn. Tùy vào điều kiện gia đình và kinh tế mà cô dâu chú rể có thể tổ chức tiết kiệm hơn để lo cho cuộc sống sau này.
7. Lời kết
Nghi thức lễ cưới ở nhà gái quả thật là một nghi lễ đặc biệt, đời người con gái có mấy khi được khoác lên mình chiếc váy cưới thật xinh đẹp. Chính vì thế, hãy tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho ngày trọng đại của mình.