Bài cúng mùng 5 tháng 5 xua tan xui xẻo, nhận may mắn

Mùng 5 tháng 5 (Tết Đoan Ngọ) là ngày rất đặc biệt đối với người Việt Nam chúng ta được nhiều người coi trọng. Vào ngày này mọi người sẽ tổ chức lễ cúng nhằm tạ ơn tổ tiên, trời đất, vạn vật. Vậy cách cúng ra sao, sử dụng bài cúng mùng 5 tháng 5 nào để cầu may mắn và cảm tạ thần linh. Còn nhiều câu hỏi khác nữa mà lananhdalathotel.vn sẽ đề cập trong bài chia sẻ dưới đây. Hãy đọc và đừng bỏ lỡ nội dung bổ ích nào.

1. Mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Nguồn gốc ra sao?

1.1. Mùng 5 tháng 5 là ngày gì?

Mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết Đoan Ngọ (hay còn gọi là Tết Đoan Dương hoặc Tết diệt bọ sâu).

Đây là ngày lễ Tết truyền thống ở nước ta, vào ngày này người dân tiến hành nghi thức “Giết sâu bọ”, cầu chúc cho một năm mưa thuận gió hoà. Kết hợp với làm lễ tạ ơn tổ tiên, trời đất, vạn vật và ăn mừng kết thúc mùa vụ thành công. Bên cạnh đó theo quan niệm xưa, vào ngày này thì giun, sâu, bọ trong hệ tiêu hoá của cơ thể sinh sôi phát triển mạnh, dễ gây hại cho sức khỏe. Vì thế chúng ta cần phải tiêu diệt chúng.

Vào ngày này cây trái bắt đầu đơm hoa, kết trái nên hoa quả là các món cúng không thể thiếu. Mọi người thì chuẩn bị đồ sớm để dâng lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Tất cả tạo nên một không khí rất nhộn nhịp không khác gì những ngày Tết Nguyên Đán.

Ngày lễ truyền thống này không chỉ có mặt ở Việt Nam hay Trung Quốc mà còn có mặt ở một số nước Đông Nam Á như: Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,…

1.2. Nguồn gốc ra đời ngày Tết Đoan Ngọ (Mùng 5 tháng 5 âm lịch)

Tại Việt Nam, có một truyền thuyết kể rằng: Vào ngày bội thu người dân chuẩn bị ăn mừng thì sâu bọ lại kéo đến ăn hết mùa màng đã thu hoạch. Ngay vào lúc không biết giải quyết sao, bỗng có một ông lão danh xưng là Đôi Truân đã giúp cho những người nông dân giải quyết được nạn sâu bọ trong mùa. Bằng cách lập một đàn cúng vô cùng đơn giản gồm có bánh tro, trái cây. Rồi ông ra phía trước nhà để vận động thể dục, chỉ trong chốc lát sâu bọ đã thật sự đi hết.

Sau đó, ông khuyên dặn “Sâu bọ vào ngày này hàng năm rất hung hăng, chỉ cần mỗi năm vào ngày này làm theo những điều ông dặn là sẽ trị được chúng”. Người dân trong làng rất biết ơn ông và định cảm tạ thì ông đã biến mất từ lúc nào.

Từ đó ngày lễ Tết diệt sâu bọ mùng 5 tháng 5 âm lịch ra đời. Bên cạnh đó ở một số nơi khác gọi là “Tết Đoan Ngọ” vì làm lễ cúng vào giữa giờ Ngọ và sử dụng bài cúng mùng 5 tháng 5 để cúng.

2. Cách cúng mùng 5 tháng 5

Về cách cúng thì cần chuẩn bị một mâm cúng và đọc khấn bài văn khấn là có thể hoàn thành lễ cúng. Tuy nhiên, tuỳ vào trường hợp cúng ở đâu mà bài văn khấn cũng khác nhau.

2.1. Mâm cúng mùng 5 tháng 5

Mùng 5 tháng 5 cúng gì là chắc hẳn là một câu hỏi nhiều người quan tâm. Theo truyền thống xưa giờ, mâm lễ cúng dâng lên gia tiên vào vào Tết Đoan Ngọ gồm có:

  • Các loại trái cây như: Vải, mận, dưa hấu, chuối,…
  • Rượu nếp
  • Bánh tro (bánh gio, bánh ú tro), xôi
  • Hoa tươi, vàng mã.

Các món cúng mùng 5 tháng 5 cũng tùy vào phong tục của từng vùng miền mà mâm cúng cúng khác nhau. Nhiều nơi còn cúng thêm thịt vịt, chè trôi nước.

Nếu có điều kiện thì có thể cúng thêm heo sữa quay, vì heo sữa quay là lễ vật cúng linh thiêng cầu may mắn. Đặc biệt là trong những lễ cúng cầu liên quan đến việc làm ăn và mong cho việc làm ăn trở nên thuận lợi.

2.2. Bài cúng mùng 5 tháng 5 trong nhà

Người cúng cần đốt 9 cây nhang, 9 ngọn nến, quỳ lạy 9 lạy và khấn bài văn khấn dưới đây:

2.3. Bài cúng mùng 5 tháng 5 gia tiên

Khi bày xong mâm cúng gia tiên trong nhà bạn kết hợp đọc bài văn khấn dưới đây:

Bài cúng mùng 5 tháng 5 để cúng gia tiên

2.4. Văn khấn thần tài mùng 5 tháng 5, văn khấn cổ truyền Việt Nam

Thông thường, thời gian cúng thần tài và cúng các vị thần linh khác là cùng nhau. Do đó, văn khấn cúng Thần Tài mùng 5 tháng 5 cũng chính là văn khấn cúng các vị thần linh.

3. Những câu hỏi thường gặp về cúng Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5)

Ngoài việc cúng bái thì cũng có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh chủ đề ngày Tết Đoan Ngọ. Dưới đây lananhdalathotel.vn sẽ liệt kê những câu hỏi đó và sẽ trả lời chi tiết cho mọi người cùng tìm hiểu.

3.1. Cúng mùng 5 tháng 5 vào lúc nào, mấy giờ là hợp lý

Dựa vào tên Tết Đoan Ngọ là cũng dần đoán được khung giờ cúng là vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5 tháng 5 âm lịch. Bởi “Đoan” nghĩa là mở đầu, “Ngọ” nghĩa là khoảng thời gian từ 11 giờ tới 13 giờ.

Cúng Tết Ngọ gồm 2 phần lễ cúng là cúng gia tiên và lễ cúng ngoài trời. Mâm cúng có thể là chay hoặc mặn, dựa vào mong muốn và điều kiện của gia chủ.

3.2. Cúng mùng 5 tháng 5 trong nhà hay ngoài sân là tốt

Thông thường, có nhiều gia đình chỉ thực hiện lễ  cúng Tết Đoan Ngọ ở bàn thờ gia tiên (nghĩa là cúng trong nhà). Thế nhưng, để lễ cúng đầy đủ hơn ngoài việc đọc bài cúng mùng 5 tháng 5 thì bạn nên chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở ngoài sân nữa.

Vì khi cúng đầy đủ sẽ thể hiện được lòng thành kính không chỉ đối với gia tiên trong gia đình mà còn là thần đất và những thần linh khác.

Chính vì vậy bạn có thể cân nhắc và thực hiện lễ cúng cho đầy đủ.

Nếu bạn là người có cháu hoặc con nhỏ có thể quan tâm bài viết này:

3.3. Tết mùng 5 tháng 5 ăn gì, làm gì?

Vào ngày Tết Đoan Ngọ mọi người cũng có những phong tục truyền thống nhằm cầu may mắn và sự thịnh vượng. Dưới đây là những câu trả lời mùng 5 tháng 5 ăn gì và làm gì.

  • Khảo cây lúc giờ Ngọ: Vào lúc 12h trưa nhiều địa phương có phong tục khảo cây (còn gọi là đánh cây). Những cây bị đòn thường là những cây ít ra hoa quả hoặc có nhiều sâu bệnh. Để thực hiện cần có 2 người: 1 người đóng vai cây và phải trèo lên cây, 1 người cầm dao gõ vào gốc cây, hỏi một số câu hỏi như “mùa sau cây có ra nhiều quả không?”, “tại sao năm nay lại thấy ít ra quả thế?”,…
  • Ăn trái cây để giết bọ trong người: Theo quan niệm xưa để diệt được “sâu bọ” bên trong người thì phải ăn trái cây đầu mùa. Tốt nhất vẫn là những loại trái cây chua chát như dứa, mận,…
  • Ăn cơm rượu nếp: Đây là cơm làm từ nếp cẩm nấu lên men với rượu. Món ăn có vị ngọt, chữa được các bệnh suy nhược cơ thể, làm giảm cơn khát và chữa được triệu chứng ra mồ hôi trộm. Đây là phong tục thể hiện mong muốn có một sức khoẻ dồi dào, khoẻ mạnh, đẩy lùi các bệnh tật mà người xưa để lại.
  • Ăn bánh ú: Đây là bánh có thuộc tính mát, dễ tiêu, trung hòa những thức ăn nhiệt và khó tiêu. Ngoài ra còn giúp thải độc, lợi tiểu và phòng các loại bệnh gút, sỏi thận.
  • Hái lá thuốc: Vào lúc 12h trưa là thời điểm tốt nhất vì ánh nắng toả ra nhiều nhất. Do đó những lá thuốc cũng có tác dụng trị bệnh hiệu quả hơn. Người dân ở 1 số địa phương sẽ hái những loại cây có công dụng chữa bệnh ngoài da hoặc đường ruột để tắm hoặc xông để trị bệnh.
  • Tắm nước lá mùi: Theo truyền thống, dùng cây mùi đun nước để tắm sẽ giúp thoát nhiều mồ hôi, giúp cơ thể thư giãn và trị được bệnh tật
  • Treo xương rồng trước cửa nhà: Vào ngày 5 tháng 5 là khoảng thời gian dương khí vượng nhất. Để đón nhiều vượng khí và trừ tà khí thì người xưa thường treo 1 cành xương rồng hoặc ngải cứu lên cửa.
  • Phóng sinh: Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5) là ngày thích hợp để làm viện thiên lành như phóng sinh. Vì người Việt quan niệm rằng phóng sinh sẽ mang lại phúc đức và may mắn.

4. Lời kết

Hy vọng qua bài chia sẻ trên, ngoài cung cấp những bài cúng mùng 5 tháng 5 còn giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày mùng 5 tháng 5 là gì. Đồng thời cũng giúp bạn biết được nên cúng vào giờ nào và nên làm gì vào ngày Tết Đoan Ngọ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *