Lễ cúng cuối năm truyền thống ở các miền gồm những gì?

Vào những ngày của cuối năm, mỗi gia đình, dù cho túng thiếu hay dư. Đều cố gắng để làm mâm cơm, chuẩn bị lễ cúng tất niên. Vậy thì các lễ cúng cuối năm là gì? Cúng tất niên cần có những lễ vật gì? Hãy cùng lananhdalathotel.vn tìm hiểu những thông tin đã được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Lễ cúng tất niên là gì?

Lễ cúng tất niên là phong tục truyền thống rất lâu đời lâu đời. Lễ cúng cuối năm mang đậm nét đẹp văn hóa, bản sắc truyền thống của người Việt Nam. Đây là một nghi thức diễn ra với ý nghĩa là đã ghi nhận hoàn tất các công việc của năm cũ và chào đón một năm mới tốt lành.

Tất niên là thời điểm mà các thành viên trong gia đình có thời gian sum họp, quây quần bên nhau. Sau một năm xa gia đình để có thể học tập và làm việc nơi xa. Ở lễ cúng này mọi người sẽ cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đã qua. Cùng bỏ qua những xích mích và hiểu lầm của năm cũ. Cùng nhau hứa hẹn tương lai tốt đẹp và chào đón một năm mới tốt lành.

Lễ cúng cuối năm không chỉ mang ý nghĩa sum họp gia đình. Bữa cơm tất niên cuối năm còn là nghi thức để kết thúc năm cũ, đón năm mới. Mời ông Công ông Táo về trần thế để tiếp tục cai quản bếp núc. Sau bữa cơm của lễ cúng tất niên cuối năm, gia đình sẽ sửa soạn để cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón chào năm mới. Đây cũng là dịp để con cháu có thể tri ân tổ tiên đã phù hộ mình trong năm qua.

Các dịp lễ cúng cuối năm thường thấy

Cứ tới thời điểm cuối năm, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều lễ cúng diễn ra. Đây là một nét đẹp trong văn hóa của người Á Đông và Việt Nam nói riêng. Vậy có bao nhiêu lễ cúng trong tháng 12 âm lịch? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để hiểu rõ thêm.

  • Lễ cúng rằm tháng chạp cuối năm (Ngày 15/12 Âm lịch)
  • Lễ cúng tạ đất cuối năm (Ngày 23 tháng Chạp âm lịch)
  • Lễ cúng đêm giao thừa (Ngày 31/12)
  • Lễ cúng tiễn ông Táo về trời (Ngày 23 tháng Chạp)

Các lễ cúng cuối năm theo văn hóa của người Việt Nam

Lễ cúng tiễn ông táo về trời

Hằng năm vào ngày 23 tháng Chạp, mọi người chuẩn bị lễ cúng cuối năm ông Công ông Táo. Nhằm để tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. Để có thể báo cáo với thiên đình những việc tốt xấu của gia chủ trong một năm đã qua. Như mọi lễ khác lễ cúng ông Công ông Táo các gia đình có thể chuẩn bị thêm một số giấy tiền vàng bạc. Có thể cúng cá chép giấy nếu gia đình không cúng cá chép sống.

Lễ cúng tạ đất cuối năm

Đối với người Việt, lễ cúng cuối năm để tạ thần thổ địa. Thường được làm sau rằm tháng Chạp, trước ngày ông Công ông Táo.

Theo tâm linh người Việt, Thổ Công (còn gọi là Thổ Địa hay Thổ thần) là người cai quản một vùng đất nào đó. Khi phát sinh một việc có đụng chạm đến đất đai, nhà cửa. Như xây nhà, đào ao, giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… thì ta bắt buộc phải cúng vị thần này.

Thổ Công (Thổ Địa hay Thổ thần) là một vị thần quan trọng nhất trong gia đình người Việt. Khi cúng lễ, phải khấn Thổ Công để xin phép cho tổ tiên về.

Lễ cúng tạ đất được tiến hành để bày tỏ lòng biết ơn đối với Thổ Công, cả ông bà tổ tiên, các thần linh trong nhà. Cầu mong các vị Thần và Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình sẽ có một năm mới tốt lành.

Ý nghĩa lễ cúng cuối năm

“Tất” có nghĩa là xong hoặc là hết, còn “niên” có nghĩa là năm. Như vậy, “Tất niên” là bắt đầu chuẩn bị bước sang một năm mới và kết thúc một năm cũ. Đây là phong tục mang nét đẹp văn hóa, tập quán lâu đời của người Việt. Vào những ngày này thì tại các cơ quan, xí nghiệp,… đều tổ chức các bữa tất niên như để chia tay năm cũ. Cùng nhìn lại một năm qua đi đã làm được gì và chào đón năm mới đến với nhiều niềm vui, may mắn.

Còn tại các gia đình, thì lễ cúng tất niên là dịp để những người con xa quê được trở về nhà. Sau một năm vất vả làm lụng bên ngoài, từng thành viên trong gia đình được ngồi sum họp bên mâm cơm của chiều 30 Tết. Mỗi vùng miền lại có những tập tục khác nhau, gia chủ có thể mời những vị khách như bạn bè hay người thân đến cùng chung vui.

Những nét văn hoá của lễ cúng cuối năm

Lễ tất niên từ lâu đã là một nét văn hoá đẹp, tập quán mang đậm văn hóa bản sắc truyền thống của người Việt Nam. Đây là cuộc hội ngộ đầy đủ mà chỉ có vào các buổi cuối năm. Cả gia đình sum vầy bên mâm cơm đầy đủ món ăn, cười nói vui vẻ để xua tan đi những mệt nhọc, vất vả với cuộc sống bộn bề của năm cũ. Trong dịp cuối năm này, thì nhà nhà, người người đều dọn dẹp và trang trí nhà cửa thật thật đẹp, gọn gàng, sạch sẽ.

Để có thể chuẩn bị cho các lễ cúng cuối năm, lễ cúng giao thừa để mời ông bà tổ tiên về ăn tết với gia đình. Với người Việt Nam thì lễ cúng tất niên là một nét văn hóa truyền thống bao đời. Để thể hiện sự tri ân chứ không cần phải hoa mỹ hay cầu kỳ. Các vật cúng cũng giản dị, gần gũi với người con đất Việt.

Lễ cúng tất niên cuối năm gồm những gì?

Các món lễ vật cơ bản có trong ngày lễ

Có bao giờ mọi người thắc mắc rằng lễ cúng tất niên cuối năm gồm những gì? Sau đây là những lễ vật cần phải chuẩn bị trong lễ cúng tất niên cuối năm cần phải có:

  • Trái cây (Mâm ngũ quả)
  • Hoa tươi
  • Nhang rồng phụng
  • Đèn cầy
  • Gạo, muối
  • Trà, rượu, nước
  • Giấy cúng
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau
  • Chè, xôi, cháo trắng
  • Bánh chưng, chả lụa
  • Gà luộc
  • Ly, chén, đũa, muỗng
  • Bình hoa, lư nhang

Mâm cúng tất niên miền Bắc

Đối với phong tục miền Bắc, trong mâm cỗ cúng tất niên luôn phải đầy đủ: 4 bát, 4 đĩa đối với mâm cỗ nhỏ; 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa đối với mâm cỗ lớn. Có nhà còn chuẩn bị mâm cỗ lớn xếp cao từ 2 đến 3 tầng.

Bốn bát của mâm cỗ gồm: Bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc.

Bốn đĩa trong mâm cỗ bao gồm: đĩa giò lụa, đĩa chả quế, đĩa thịt gà, đĩa thịt heo. Ngoài ra các gia đình ở miền Bắc còn chuẩn bị thêm xôi gấc ngụ ý cả năm vận đỏ, may mắn ngập tràn.

Mâm cúng tất niên miền Nam và Trung

Mâm tất niên người Miền Trung cũng có phần giống như người dân ở miền Bắc, miền Nam. Các gia đình thường bận rộn chuẩn bị sắm sửa làm cơm cúng tất niên. Thường trong mâm cỗ Tết miền Trung không nhất thiết yêu cầu số lượng 4- 4, 6- 6 hoặc 8- 8 bát đĩa như ngoài miền Bắc. Nhưng cũng luôn có các món đặc sản không thể thiếu như: Giò lụa, thịt gà, thịt lợn, măng khô, miến xào.

Trong khi đó, mâm cỗ tất niên của người miền Nam và Trung hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, nem, gỏi tôm thịt… Ngoài ra, người miền Nam thường ưu tiên những món nguội. Trong đó, có các món ăn không thể thiếu như: Bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, canh măng, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, thịt lợn luộc, đĩa chả giò và củ kiệu… để cúng ông bà tổ tiên.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của lananhdalathotel.vn về lễ cúng cuối năm. Đồng thời qua đó là các món ăn và những việc cần làm ngày tất niên. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho quý độc giả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *