Trong phong tục ở Việt Nam, trong những tháng đầu tiên lúc người mới mất sẽ có nhiều hoạt động cúng bái diễn ra. Các lễ như 21, 49, 100 ngày nhằm tiễn đưa và giúp cho người mất an nghỉ. Và nỗi đau mất người thân là nỗi đau lớn nhất của mỗi người, đồng thời việc cúng kiếng cũng nên chu đáo. Ngoài ra bạn cần biết những điều kiêng kỵ trong 49 ngày có tang này. Để tránh làm ảnh hưởng đến người đang an nghỉ và gặp những điều không may.
Ý nghĩa phong tục cúng 49 ngày
Theo từ Hán- Việt, lễ cúng 49 ngày được gọi là “Chung Thất”, đây là một dạng tín ngưỡng của người Việt ta. Đồng thời đây cũng là buổi lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng của người sống đối với người vừa qua đời. Đây là một buổi giỗ mở đầu sau ngày người chết qua đời tròn 49 ngày.
Trong kinh Địa Tạng có nói: “Như sau khi người đã mất, có thể trong 49 ngày vì người ấy mà tu tạo nhiều phước lành. Có thể giúp cho người đã khuất khỏi hẳn chốn ác đạo, được sinh lên cõi trời hoặc người hưởng lấy nhiều sự rất vui”. Có đoạn khác lại nói: “Thần hồn vơ vẫn mịt mờ, chưa rõ là tội hay phước. Nếu trong 49 ngày như ngây như điếc… Người mất đó lúc chưa được thụ sinh. Vì vậy trong 49 ngày luôn luôn trông ngóng hàng cốt nhục thân quyến tu tạo phước lành để cứu vớt họ. Qua 49 ngày thời cứ theo nghiệp mà thọ lấy quả báo”.
Trong 49 ngày có nên ra mộ không
Trong đời sống văn hóa người Việt và một số nước Đông Á khác, phong tục chôn cất người mất đã gắn liền với cuộc sống. Khác với một số nước tiên tiến hiện nay đã bỏ phong tục này mà chuyển qua hỏa thiêu. Sau khi người thân tắt hơi thở cuối cùng, mọi người trong gia đình chuẩn bị mọi việc lo toan hậu sự. Và tùy theo tuổi người đã mất và năm mất mà gia quyến sẽ lựa chọn ngày giờ tốt lành để hạ nguyệt hoặc chôn cất.
Sau khi chôn cất xong, đúng 3 ngày kể từ ngày hạ nguyệt thì gia đình chuẩn bị lễ vật cúng mở cửa mả. Đây là một tục lệ truyền thống có từ nhiều đời nay nhằm cầu siêu, mong cho linh hồn người đã mất an nghỉ, siêu thoát. Và trong vòng 49 ngày có được ra mộ không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo lananhdalathotel.vn tổng hợp thông tin thì việc ra mộ là nên hạn chế. Vì lúc này người mất có thể chưa siêu thoát, linh hồn còn vương vấn. Nếu gia đình thường xuyên ra mộ sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của họ. Từ đó không muốn siêu thoát, đầu thai chuyển kiếp.
Những điều kiêng kỵ trong 49 ngày có tang cần biết
Không nên la khóc to tiếng
Khi người thân mất, người trong gia đình có thể khóc tới lúc đưa tiễn, chôn cất xong. Tuy nhiên, sau khi về nhà không nên khóc to tiếng. Điều này làm cho người mất quyến luyến không nỡ rời đi, từ đó không được siêu thoát. Theo quan niệm, trong 49 ngày người mất chưa nghĩ rằng mình đã chết. Lúc này linh hồn vẫn ở trong nhà, lạnh lẽo và muốn ở lại nhân gian. Điều cần làm nhất lúc này là niệm phật, người thân cùng nhau trợ niệm, bên cạnh bàn thờ cần phải hường đèn đầy đủ. Điều này sẽ giúp người khuất mau sớm được siêu thoát và đầu thai.
Không mặc quần áo và sử dụng đồ người mất
Tiếp theo trong danh sách những điều kiêng kỵ trong 49 ngày có tang chính là không mặc quần áo và nằm trên giường người đã mất. Những vật dụng như: Quần áo, giường chiếu, dụng cụ sinh hoạt của người đã mất. Do đó, dù đã qua thế giới bên kia thì họ cũng sẽ luôn ghi nhớ những món đồ của mình. Khi thấy có người lấy những vật dụng đó, vong linh người chết sẽ quay lại đòi, hành cho ốm đau hoặc có thể bắt đi. Vì đó, không nên sử dụng đồ mà phải đem đốt các loại quần áo, giường chiếu,… Để qua bên kia họ có thể nhận được và sử dụng.
Kiêng việc trùng số 7
Tính từ người thân mất, trong khoảng thời gian tang gia bảy ngày sẽ hóa vàng mã tế điện một lần. Và tính tới ngày thứ 49 là được bảy bảy bốn chín ngày. Thông thường sẽ gọi là: Đầu bảy, Hai bảy, Tam bảy, Tứ bảy,… Vì mỗi người đều có 3 hồn 7 vía: Mỗi năm đi một hồn, bảy ngày đi một phách, ba năm hồn tẫn, bốn chín ngày phách tan. Nhưng nếu những ngày đốt bảy lại trùng với những ngày 7,17,27 (âm lịch) thì sẽ trùng bảy. Điều này người thân phải để ý nhằm tránh điều kiêng kỵ.
Kiếng đến những nơi ồn ào, lễ tiệc
Tiếp theo là việc hạn chế đi đến những nơi ồn ào, lễ tiệc theo quan niệm của ông bà. Điều này sẽ mang sự lạnh lẽo, không may mắn đến cho mọi người ở bữa tiệc. Ngoài ra mọi người sẽ bàn tán về việc nhà mới có người mất mà lại đi ăn chơi.
Không nên sát sinh
Việc giết các loài vật như gà, lợn, vịt,… là điều nên tránh. Điều này có thể tạo nghiệp cho người đã khuất, khiến họ không được siêu thoát. Vì thế bạn nên cúng các đồ chay để giúp tâm được thanh tịnh.
Kiêng lấy vợ, gả chồng trong lúc có tang
Thông thường thời gian để tang cha mẹ nếu mất là 3 năm. Trong thời gian này mọi việc liên quan đến việc kết hôn không được diễn ra. Nếu không sẽ làm ảnh hưởng và phạm tội bất hiếu với đấng sinh thành, ông bà tổ tiên. Hiện nay việc kiêng kỵ không còn nặng nề như xưa, nhưng nhiều gia đình không cho cưới hỏi cho con trước ngày giỗ đầu người mất.
Kiêng quan hệ vợ chồng
Song song với kiêng sát sinh thì những thứ được xem là ô uế khác như: Rượu bia, Trộm cắp và đặc biệt quan trọng là dâm dục cũng cần phải tránh. Với quan niệm vợ chồng không nên quan hệ khi trong nhà có tang. Bởi lúc đó trong nhà đang có chuyện buồn, và tâm trạng sẽ không được tốt. Đồng thời, cũng là không tôn trọng người đã mất, và ích kỷ chỉ biết hưởng nụ cười khoái lạc cho bản thân .
Không tổ chức ăn uống hát hò
Cuối cùng trong danh sách những điều kiêng kỵ trong 49 ngày có tang là không ăn uống hát hò. Sau khi người thân thiết qua đời, con cháu cần phải chịu tang. Thời gian trước phải chịu tang ba năm, nhưng giờ đây tuy đã rút ngắn lại trong vòng 49 ngày. Lúc này người nhà phải nên chú ý quan tâm không được tổ chức ăn uống hát hò linhd đình. Điều này xúc phạm và không tôn trọng người đã mất.
Những cách cầu siêu cho người đã mất
Vì sao cần cầu siêu trong 49 ngày
Như chúng ta đã biết, vòng luân hồi của một người là ảnh hưởng từ nghiệp khi sống của họ. Do đó nghiệp là yếu tố quyết định sự luân hồi. Khi người chết trong giai đoạn trung hữu, gia đình của có thể cầu siêu để dẫn linh hồn họ đi trên con đường tốt.
Thời gian để cầu siêu
Ngoại trừ những người quá xấu, thân trung của người bình thường thường sẽ được tái sinh trong 49 ngày. Do đó, việc cầu siêu cần được thực hiện trong vòng 49 ngày sau khi họ qua đời. Người chết được tái sinh theo nghiệp của bản thân. Vì vậy, việc cầu kinh không thể thay đổi hoàn toàn hướng tái sinh. Nhưng phần nào đó sẽ giúp giảm bớt khổ đau, ra đi thanh thản hơn.
Ai sẽ thực hiện việc cầu siêu
Thông thường việc cầu siêu sẽ do các tăng ni, phật tử ở các chùa thực hiện. Nhưng không nhất thiết lúc nào cũng tuân theo như vậy. Nếu gia đình không có khả năng làm điều này, lúc đó mới mời các sư thầy về giúp đỡ.
Làm cách nào để biết người mất đầu thai đường thiện hay ác
Trong vòng 49 ngày người mất, gia đình có thể hồi hướng cho người đã khuất về việc làm tốt. Chẳng hạn: Ăn chay, niệm phật, bố thí, làm việc thiện… Với cái tâm thiện lành, không mưu mô toan tính. Gia đình lúc này cũng luôn hướng về những người đã khuất với tấm lòng yêu thương, hiếu thảo. Điều này cũng có tác dụng làm vơi đi nỗi đau buồn của những người đã khuất và được siêu độ.
Lời kết
Hi vọng với những chia sẻ về những điều kiêng kỵ trong 49 ngày có tang của lananhdalathotel.vn. Chúng tôi hy vọng bạn đọc đã biết được mình không nên làm gì. Từ đó giúp cho người mất được siêu thoát nhanh chóng hơn.