Có bao giờ mọi người thắc mắc tại sao trong những mâm cúng heo quay ta lại thấy cắm trên lưng chúng một con dao? Ngoài ra các nghi thức cúng như nào ở từng vùng miền, chúng có sự khác nhau không? Tất cả những câu hỏi sẽ được lananhdalathotel.vn giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Và nếu muốn mua heo sữa quay cũng có thể liên hệ qua hotline để được tư vấn.
Ý nghĩa cúng heo quay trong nền văn hóa Việt Nam
Hình tượng những chú lợn quay chúng ta có thể thấy ở bất cứ đâu trong các nền văn hóa. Đặc biệt là việc thờ cúng ở một số nước có nền văn minh lúa nước như: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn và Nhật… Và một số nơi khác. Khác với phương Tây, heo quay thường dùng trong các lễ hội là chính. Bởi ở đây ít thờ cúng ông và và các vị thần linh như phương Đông.
Hơn hết vì theo tín ngưỡng thờ mẫu cho nên mọi người sẽ đề cao việc cúng bái hơn. Ý nghĩa của việc cúng heo quay cũng mang nhiều may mắn. Vì lợn là loài sinh con nhiều nên khi cúng cũng cầu mong cho các vị thần linh phù hộ: Công việc được làm ăn thuận lợi, của cải cùng nhiều như vậy. Đồng thời chưa có con thì cũng mong sớm sinh được em bé thông minh khỏe mạnh, thông minh. Vậy có sự khác nhau như nào trong cách cúng lợn quay ở mỗi miền?
Giải thích tại sao cúng heo quay phải cắm dao
Nguồn gốc của việc cắm dao trên lưng heo quay
Mọi người có để ý trên lưng mỗi chú lợn quay cúng đều có một con cắm trên đó. Đây là một việc chúng ta thường thấy trên các mâm cúng, đặc biệt ở miền Trung và miền Nam. Hiện chưa có một tài liệu nào nói về hành động này có nguồn gốc từ đâu. Có lẽ bắt nguồn từ thời xa xưa, lúc con người nhận thức được có cõi âm dương.
Khi đó để tưởng nhớ người mất cũng như họp mặt với mọi người. Chẳng hạn như một cái giỗ lớn đó là giỗ tổ Hùng Vương. Là người có công lớn lao trong việc tạo dựng đất nước từ thuở sơ khai. Và việc cúng heo quay cũng xuất phát từ đó hoặc du nhập từ nền văn hóa Trung Hoa.
Ý nghĩa của hành động này
Với quan niệm cho rằng người đã khuất khi ăn cũng cần một dụng cụ để cắt miếng thịt. Cũng giống như những đôi đũa, muỗng và bát chúng ta hay đặt trên bàn. Thông thường chúng sẽ đi theo con số lẻ từ 1- 3- 5. Đây là ý nghĩa thường được mọi người nhắc đến nhất cho việc cúng heo quay phải cắm dao.
Cúng heo quay phải cắm dao có cần không?
Như đã nói về ý nghĩa của chúng ở trên, việc cúng lợn quay không phải bắt buộc có dao. Mọi người thì nghĩ khi ta ăn một miếng thịt to mà không có thứ gì chia nhỏ chúng ra thì có dễ ăn hay không? Tất nhiên sẽ khó khăn rồi, và việc cúng bái cũng tương tự như vậy. Khi cúng cũng cần đảm bảo những việc này cũng nên cần cẩn thận và kỹ lưỡng. Nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến các nghi lễ và lễ vật trong việc thờ cúng. Làm cho việc cúng trở nên không còn linh thiêng như vốn có.
Nghi thức cúng heo quay tại các miền
Cúng heo tại miền Trung
Ở miền Trung, việc thờ cúng rất được chú trọng và cầu kỳ. Mọi người trong nhà có thể khó khăn trong cả năm, nhưng mỗi lần tới dịp giỗ là phải tươm tất. Có lẽ xuất phát từ tín ngưỡng và tình cảm của con người rất lớn. Đều muốn những gì tốt đẹp cho đấng sinh thần của mình. Nghi thức cúng heo quay thông thường sẽ là một bộ thủ, bao gồm đầu và lòng, ruột, đuôi. Có thể dùng heo quay hoặc heo luộc vẫn được.
Cúng heo sữa quay tại miền Bắc
Khác với 2 miền còn lại, ở miền Bắc nước ta ít dùng heo quay trong mâm cúng. Nhưng không phải không có, mà có khi là rất nhiều tỉnh thành khác dùng. Các lễ hội như đền, cúng làng thường cúng những chú lợn rất to.
Cúng heo quay tại Miền Nam
Tại miền Nam, các dịp lễ cúng thường thoải mái hơn rất nhiều. Khi cúng mọi người sẽ dùng các loại nguyên con để quay. Cho thấy sự phóng khoáng của con người ở nơi đây. Lợn quay có thể là loại có số kg rất lớn, cũng có thể là loại trọng lượng nhỏ như các loại heo sữa quay. Mâm cúng sẽ được bài trí cũng rất tươm tất, bao gồm nhiều vật phẩm khác nhau.