Bộ Tam Sên cúng bao gồm những gì và những lưu ý cần tránh

Bộ Tam Sên hay còn có tên gọi khác là bộ tam sanh. Đây được xem là một trong những lễ vật khó có thể thiếu trên mâm cúng. Đặc biệt là mâm cúng thần tài, thổ địa và các lễ cúng như khai trương, động thổ,… Tuy vậy, không có nhiều người biết được ý nghĩa của món lễ vật này. Sau đây lananhdalathotel.vn sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất về bộ tam sên cho bạn đọc tham khảo.

Ý nghĩa bộ Tam Sên trong các mâm cúng

Bộ Tam Sên là gì

Theo nghĩa Hán Việt “Tam” có nghĩa là 3, “Sên” có nghĩa là các loài vật. Tam Sên hay còn gọi là Tam Sanh có thể hiểu là 3 loài vật sống ở 3 môi trường khác nhau. Và theo quan niệm của ông bà ta, đây là món lễ vật không thể nào thiếu trong các lễ vật dâng lên các vị Thần linh. Hơn hết phong tục cúng Tam Sên chỉ có trong mâm cúng của người dân Nam Bộ và không thấy ở Trung và Bắc bộ. 3 loài vật tượng trưng như sau:

  • Loài sống trên mặt đất, tượng trưng cho Thổ
  • Loài sống dưới nước, tượng trưng cho Thủy
  • Loài sống trên trời tượng trưng cho Thiên

Ngoài ra, theo Phật giáo cho rằng các sinh vật trong trời đất được chia làm 4 loại (Thai sanh, Thấp sanh, Noãn sanh, Hóa sanh). Thế nên Tam Sanh là:

  • Thai Sanh: Heo, bò
  • Thấp Sanh: Tôm, Cua, Côn trùng
  • Noãn Sanh: Gà, Vịt, Chim

Ý nghĩa của cúng bộ Tam Sên

Sau đây lananhdalathotel.vn sẽ giải thích một số ý nghĩa trong việc cúng bộ Tam Sên:

  • Đây là các lễ vật tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên (Đất- Nước- Trời). 3 trụ cột chính trong cuộc sống.
  • Truyền thống và phong tục dân gian cao cả, tốt đẹp của người Việt.
  • Tạ lễ thể hiện sự thành tâm cung kính của gia chủ đối với các vị Thần linh.
  • Thể hiện sự am hiểu về các lễ nghi, tâm linh. Từ đó có được sự tôn trọng từ mọi người.
  • “Có thờ có kiêng, có kiêng có lành”, tạo cho tinh thần thoải mái, lạc quan trong công việc cũng như làm ăn buôn bán.

Mâm cúng Tam Sên gồm những gì

Bộ tam sên bao gồm 3 món

Theo các chuyên gia về phong thủy cũng như trong lĩnh vực tâm linh. Đây là một trong các lễ vật cúng mang tính tượng trưng rất cao, bao gồm:

  • Một miếng thịt lợn: Có thể là thịt luộc hoặc thịt heo quay có cả phần bì, nạc và mỡ (thịt ba chỉ). Tùy vào mong muốn của gia chủ.
  • Một con tôm hoặc cua luộc chín
  • Một quả trứng luộc chín, có thể dùng trứng gà hoặc vịt

Các lễ vật đi kèm khi cúng Thần Tài Thổ Địa

Bên cạnh bộ Tam Sanh, trong các mâm cúng cũng cần kèm theo các lễ vật khác như sau. Để tỏ lòng thành kính cũng như cầu mong nhiều điều may mắn, bình an đến với mọi người trong nhà.

  • Heo quay, gà quay hoặc luộc
  • Bình hoa cúc hoặc vạn thọ; Đĩa ngũ quả
  • Các loại xôi, chè, gạo, muối hột
  • Rượu, nước lọc
  • Đèn cầy, nhang, thuốc và các loại vàng mã

Trên đây là các loại lễ vật cơ bản cần có bên cạnh bộ Tam Sên. Ngoài ra, trong khi cúng gia chủ có thể dùng nải chuối vàng và thay nước hoa trong bình trước khi thắp nhang.

Các dịp lễ cúng có thể dùng bộ Tam Sanh

Bộ Tam Sanh có ý nghĩa rất lớn trong các mâm cúng ở miền Nam. Và được xem là lễ vật không thể nào thiếu. Sau đây hãy cùng lananhdalathotel.vn điểm qua một số mâm cúng có dùng bộ lễ vật này.

  • Lễ cúng đầy tháng, thôi nôi bé trai và gái
  • Lễ cúng giải hạn hoặc tam tai
  • Lễ cúng động thổ làm nhà hoặc nhập trạch
  • Lễ cúng khai trương nhà hàng, quán ăn, tiệm bán hàng, công ty hoặc xưởng sản xuất. Kể cả các hình thức kinh doanh online cũng có thể cúng

Bên cạnh những lễ cúng đã kể ở trên. Có nhiều gia đình, công ty, cửa hàng còn chuẩn bị bộ Tam Sanh khi cúng vào các ngày: Mùng 1, ngày rằm. Nhằm cầu mong được Thần Tài phù hộ cho gặp nhiều may mắn, buôn bán thuận lợi, tài lộc vào như nước.

Lưu ý khi dùng bộ Tam Sanh trong khi Thần Tài Thổ Địa

Trong quá trình cúng cần lưu ý một số vấn đề sau để không làm ảnh hưởng đến vấn đề tâm linh:

  • Khi dâng các lễ vật bạn cần phải đảm bảo đều chế biến bằng phương pháp luộc. Ngoại trừ thịt lợn có thể dùng thịt quay.
  • Ở mỗi vùng miền bộ Tam Sên có thể khác nhau. Chẳng hạn ở Huế, có thể cúng Mép bò, Dồi trường, Lưỡi heo. Ở miền Nam sẽ cúng thêm cá lóc nước trong một số dịp.
  • Khi thắp hương bạn cần thắp vào từ khoảng 6-7h sáng và chiều tối là 16-19h. Mỗi lần có thể dùng 1, 3 hoặc 5 cây nhang. Đặc biệt không dùng số lượng chẵn.
  • Thường xuyên lau dọn bàn thờ trước khi cúng, nhất là bàn thờ Ông địa Thần Tài. Vào các ngày cuối tháng hoặc ngày 14 âm lịch bằng các loại nước lá bưởi hoặc rượu pha nước.
  • Khi cúng xong các hũ gạo, muối nên cất lại, không được ném vung vãi ra ngoài. Điều này có thể làm mất tài lộc.
  • Thay các ly nước sạch mới trước khi đốt nhang cúng bái.
  • Nếu chuyển bàn thờ cần biết cách, tránh gây kinh động đến 2 vị thần. Đặc biệt trong lễ nhập trạch.
  • Vàng mã, đồ cúng cần đốt ở ngoài. Còn rượu hoặc nước thì đứng từ ngoài cửa tưới vào nhà. Có nghĩa là mang tài lộc vào trong.
  • Không được để các con vật, côn trùng quậy phá làm ô uế các lễ vật.
  • Các lễ vật nên chia cho người trong nhà, không nên chia cho người ngoài. Điều này có ý nghĩa là giữ tài lộc chứ không phải là tham lam.

Lời kết

Qua bài viết cung cấp tất cả các thông tin về bộ Tam Sên. lananhdalathotel.vn hi vọng bạn đọc đã hiểu hơn các kiến thức. Từ đó có một mâm cúng đầy đủ, thể hiện sự thành tâm, tài lộc sẽ dễ đến hơn. Nhưng việc cúng bái cần phải ở cái tâm, nhiều lễ vật không hẳn là tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *