Chắc hẳn mọi người đều thấy trên bàn thờ nhà mình có rất nhiều vị thần hoặc người đã mất. Thông thường mỗi khi đi xa, dịp lễ hoặc có chuyện gì đó chúng ta sẽ chắp tay thờ cúng một cách nghiêm trang. Nhưng có một điều là không phải ai cũng biết được hết họ là ai và đang mang sứ mệnh gì? Hãy cùng lananhdalathotel.vn tham khảo qua bài viết các vị thần thờ cúng trong nhà dưới đây.
Có bao nhiêu vị thần thờ cúng trong nhà
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nghe qua các vị thần như: Ông Thần Tài, Ông Địa, Ông Công, Ông Bà… Nhưng liệu những bạn trẻ đã biết hết những vị này chưa, chắc hẳn một điều là chưa. Hiểu được điều đó, lananhdalathotel.vn sẽ cung cấp những thông tin bổ ích và cái nhìn tổng quan nhất. Đặc biệt là những bạn trẻ ít để ý đến những nét đẹp trong văn hóa Việt Nam.
Vậy có bao nhiêu vị thần thờ cúng trong nhà chúng ta thường thấy? Thường thì có 6 vị sau đây: Táo quân, Thổ địa, Thần tài, Gia tiên, Phật, Cô hồn. Ngoài ra tùy vào những hộ khác nhau thì sẽ có những vị thần khác nhau, không phải nhất thiết là đủ các vị này.
Táo Quân
Tên gọi thông thường
Mọi người cứ nhầm tưởng Táo quân là một người nhưng thực chất đây chính là một bộ gồm 3 vị. Trong đó có hai ông và một bà, gọi là ông Táo và bà Táo. Chúng ta có thể thấy hình tượng những vị thần này trên các vở kịch sân khấu. Đặc biệt là trong chương trình “gặp nhau cuối năm” của bao nhiêu thế hệ. Theo nghĩa từ Hán thì Táo (灶) có nghĩa là bếp, phản ánh tục thờ lửa của người Việt.
Sự tích Táo Quân
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, sự tích Táo Quân xoay quanh ba nhân vật Trọng Cao, Thị Nhi và Phạm Lang. Thị Nhi chính là vợ Trọng Cao, trong một cuộc cãi vã đã bị chồng đánh và đuổi ra khỏi nhà. Trong lúc lang thang, nàng gặp Phạm Lang và kết đôi thành vợ chồng. Trọng Cao khi đã nguôi giận, vì quá ân hận nên đã đi tìm vợ đến nỗi hết gạo hết tiền.
Đang đi ăn xin đã vào đúng nhà Thị Nhi, cô đã nhận ra chồng cũ và mời vào nhà nấu cơm cho ăn. Đúng lúc đó Phạm Lang về, sợ bị nghi oan nên cô đã giấu chồng cũ dưới đống rạ sau vườn. Và chồng mới cô đốt rạ để lấy tro bón ruộng, cho nên đã đốt cháy người chồng cũ. Thị Nhi đã vào vào cứu Trọng Cao và Phạm Lang nhảy vào cứu vợ mình. Ngọc Hoàng xúc động trước tình nghĩa đậm sâu của ba người, nên đã phong họ làm Táo Quân.
Sứ mệnh của Táo Quân trong gia đình
Với sứ mệnh của những vị thần thờ cúng này có nhiệm vụ giữ củi lửa, bếp núc cho gia đình bạn. Ghi lại những điều thiện ác trong nhà, đếm số lần và cuối năm cưỡi cá về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng. Đây là những người biết hết những vấn đề tồn tại trong nhà của bạn.
Ngày cúng sẽ rơi vào ngày 23/12 (Âm Lịch) cúng tiễn ông bà Táo về trời. Sau khi Táo Quân công tác trên thiên đình 7 ngày. Nên ngày 30- ngày cuối cùng của năm, các gia đình cúng để đưa ông bà Táo về nhà.
Thổ Địa
Tên gọi thông thường
Thổ Địa chính là ông Công- Ông Táo mà chúng ta thường hay nói hằng ngày. Bên cạnh đó có nhiều tên gọi khác nữa như: Thổ Công, Ông Địa, Thổ Thần… Những tên gọi mà những người lớn hay nói thường thấy nhất là ông Địa.
Sự tích Thổ Địa
Một số nguồn thông tin cho rằng ông Công là một phần của Táo quân. Nhưng thực ra đây là hai gia thần có sự khác nhau. Việc đồng nhất hai người “ông Công – ông Táo” lý do là đơn giản hơn trong việc thờ cúng.
Theo hình ảnh thường thấy, Ông Địa của người Việt là một ông bụng bự tay cầm quạt mo, bụng để trần, rất dễ tính. Người Việt Nam tin rằng có đất đai thì mới có thể làm nông nghiệp, từ đó tạo ra thức ăn và cuộc sống yên bình. Mà muốn giữ được đất, điều hiển nhiên phải có một vị thần giúp canh giữ. Và vì lý do đó chúng ta thờ cúng Thổ Công.
Sứ mệnh của Thổ Địa
Sứ mệnh của vị thần thờ cúng này theo lananhdalathotel.vn tìm hiểu đó chính là: Trông coi đất đai, ruộng vườn, nhà cửa như một quản gia. Vì tính tình rất phóng khoáng và dễ chịu nên được mọi người thương mến. Ngày cúng thường rơi vào ngày 1 và 15 (Âm lịch) hằng tháng. Cúng cùng với Táo Quân trước Tết, tạ lễ vào Lễ Động Thổ- trước khi xây dựng.
Thần Tài
Tên gọi thông thường của Thần Tài
Thần Tài là một người bạn bên cạnh Ông Địa, điểm đặc trưng là ông có một bộ râu tóc bạc phơ. Mặc đồ nghiêm tranh chỉnh tề như các vị quan thần thời xưa. Có rất nhiều người nhầm lẫn ông với Thổ Công.
Sự tích Thần Tài
Trên mọi bàn thờ ta đều có thể nhận thấy Thần Tài được thờ chung với Ông Địa. Lý do là vì “Thổ năng sinh bạch ngọc/ Địa khả xuất hoàng kim” nghĩa là “Đất thường sinh ngọc tốt/ Vàng ròng cũng từ đất mà ra”. Có nhiều câu chuyện dân gian lưu truyền khác nhau về nguồn gốc của vị thần này, nổi bật trong đó là điển tích từ Trung Quốc.
Ngày xưa có một người lái buôn tên Âu Minh, sau khi cưới vợ tên là Như Nguyện. Thì việc làm ăn phát đạt, nhanh chóng trở nên giàu có. Trong một ngày lễ Tết, vì quá say rượu nên Âu Minh đánh đuổi vợ của mình. Như Nguyện sợ quá đã chui vào đống rác và từ đó biến mất. Âu Minh dần dần trở nên sa sút dần và trở nên nghèo khó. Từ đó việc kiêng kỵ quét nhà hốt rác ngày tết vì sợ tài lộc biến mất.
Sứ mệnh
Mang tài lộc đến cho gia đình của mọi nhà là nhiệm vụ của vị Thần Tài Lộc này. Giúp bạn tự tin hơn trong sự nghiệp, gặp được nhiều quý nhân hỗ trợ. Vì vậy những ai đang kinh doanh đều rất coi trọng việc thờ cúng Thần Tài. Ngày cúng rơi vào ngày 10/1 Âm lịch hằng năm. Còn được gọi tên gọi khác là “Ngày vía Thần Tài”.
Gia tiên
Tên gọi thông thường
Gia Tiên hay còn được gọi là Tổ tiên, các Cụ Tổ. Đây là tên gọi chung của các thế hệ đi trước, những người đã khuất trong gia đình.
Nguồn gốc của Gia Tiên
Trong tất cả các nền văn hóa Á Đông, mọi người tin rằng chết không phải là hết. Và người Việt Nam chúng ta, bất kỳ ai cũng vậy. Những người đã khuất vẫn ở bên cạnh con cháu theo một cách nào đó. Đó có thể là họ đầu thai thành một hình hài khác, thậm chí hương hồn họ vẫn còn. Và gửi những tín hiệu cho mọi người qua những sự kiện ở trong cuộc sống.
Sự sống và cái chết như hai mặt của đồng xu, trong người sống có những tế bào đang chết. Trong người chết tồn tại những ký ức của người sống. Đó là sự nối tiếp nhau ở những chiều không gian khác nhau, chiếc bàn thờ như một vật để kết nối họ.
Sứ mệnh của Gia Tiên
Tuy không phải là vị thần thờ cúng nhưng Tổ Tiên là những người dõi theo và bảo vệ bạn. Vì chính bạn là sự tiếp nối của họ, đồng thời mang con cháu lại gần nhau hơn. Tạo sự kết nối giữa những thành viên có sự huyết thống với nhau. Ngày cúng các ngày giỗ chính ngày 1 và 15 hằng tháng hoặc các dịp lễ tết quanh năm.
Phật
Bụt thường xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích – một phiên âm của cái tên Buddha. Theo những bộ kinh khoảng 2,500 năm về trước, Phật từng là một hoàng tử có tên Siddhārtha Gautama. Ngài đã bỏ hoàng cung ra đi với mục đích là tìm ra nguyên nhân và những điều mang đến khổ đau. Sau 7749 khổ ải và thất bại, cuối cùng ông cũng “giác ngộ”. Từ đó ông truyền lại những gì mình ngộ ra được cho mọi người.
Phật giáo có một lịch sử rất lâu đời tại Việt Nam. Mọi người tin rằng vì đã giác ngộ nên Phật nhìn thấy mọi thứ và biết mọi điều. Chúng ta dành thời gian bên Phật giống như người thầy lớn. Cầu mong được sự che chở, chỉ dẫn và thứ tha. Đồng thời là sự lan tỏa cảm giác bình yên, cùng bạn sống sót qua khủng hoảng hiện sinh.
Ngày cúng thường là ngày nào cũng được. Nhưng lớn nhất là vào ngày Lễ Phật Đản tháng 4.
Cô Hồn
Cô hồn được xem là những vong hồn cô đơn, không nơi nương tựa. Đó có thể từng là những người vô gia cư, chết oan, chiến sĩ tử trận, thậm chí là người mang nghiệp xấu. Việc cúng cô hồn là một hành động có ý nghĩa nhân văn. Với mục đích giúp những linh hồn lang thang được một ngày no nê, bớt tủi thân. Đôi khi việc này cũng là để xin các oan hồn đừng quấy phá.
Cúng cô hồn cũng là dịp truyền cảm hứng làm từ thiện cho người còn sống. Đồng thời giữ được tâm tính được tốt hơn. Ngày cúng thường rơi vào ngày mùng 2 và 16 (Âm Lịch) hằng tháng và ngày 15/ 7 (Tháng cô hồn).
Kết luận
Hy vọng qua bài viết về các vị thần thờ cúng trong nhà mà lananhdalathotel.vn đã chia sẻ. Mọi người đã tìm thấy được những thông tin bổ ích. Nhất là các bạn trẻ muốn tìm về cội nguồn của mình và những điều thiêng liêng.