Trung Thu hoặc còn có tên gọi thân thuộc khác là Tết Thiếu Nhi. Đây là ngày lễ diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 (Âm lịch) hằng năm. Với ý nghĩa cầu chúc một năm có mùa màng bội thu, may mắn đến với mọi người. Và nhắc đến dịp này thì không thể nào thiếu những chiếc bánh ngọt. Để tăng thêm sự gắn kết của những thành viên trong tổ ấm. Hãy cùng lananhdalathotel.vn tìm hiểu qua cách làm bánh trung thu thập cẩm tại nhà để cùng làm với nhau.
Ý nghĩa của những chiếc bánh Trung Thu ngày Rằm
Bánh Trung Thu chắc hẳn là một món ăn không còn xa lạ mỗi lần đến dịp này. Bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc và được nhắc đến đầu tiên ở thời nhà Tống (960- 1279). Xuất hiện trong cuốn Biên niên sử Nam Tống, khi đó bánh Trung Thu được gọi là Yue Bing. Và trong nhiều thế kỷ trước đó còn được gọi là Xiao Bing (Bánh Quy). Đến thời Đường, vua Hy Tông bánh cũng được triều đình ban thưởng cho các quần thần dịp Tết Trung Thu. Việc này được cho là đã truyền cảm hứng cho dịp lễ hội mùa màng. Từ đó món bánh này thường xuất hiện trong các dịp lễ của giới quý tộc rồi sau này lan truyền ra rộng khắp dân gian.
Về mặt ý nghĩa bánh Trung Thu tượng trưng cho sự đoàn tụ của các thành viên trong gia đình và sự hạnh phúc. Tính biểu tượng này bắt nguồn từ việc các thành viên tụ họp cùng nhau để đón Tết Trung thu. Chính vì thế tên gọi Tết Đoàn Viên cũng bắt nguồn từ đây. Ở nhiều nơi việc cầm cả một chiếc bánh Trung Thu để ăn sẽ bị coi là kỳ cục và thô lỗ. Thay vào đó bạn cần cắt chúng ra thành những miếng nhỏ để chia sẻ cùng bạn bè người thân.
Hướng dẫn chi tiết cách làm bánh trung thu thập cẩm tại nhà
Các dụng cụ cần chuẩn bị
- Tô
- Chảo
- Nồi
- Dao
- Găng tay
- Khuôn làm bánh
- Lò nướng
Chọn mua và chuẩn bị các nguyên liệu
Vì nhân thập cẩm là loại phức tạp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau. Các nguyên liệu có thể dễ dàng tìm thấy ở chợ đầu mối hoặc các siêu thị lớn. Nhân của bánh Trung Thu thập cẩm bao gồm 18 món và trọng lượng như sau:
- Bột mì đa dụng hoặc còn gọi là bột mì số 11 (Thường được dùng để làm bánh mì): 300gr
- Bột bánh dẻo: 10gr
- Lạp xưởng (luộc chín và cắt hạt lựu): 100gr
- Các loại hạt tách vỏ, mỗi loại 100gr: Hạt dưa, hạt điều, hạt sen, mè trắng
- Các loại mứt, mỗi loại 100gr: Mứt bí, mứt vỏ cam, mứt vỏ chanh, mứt gừng
- Chanh: ½ trái
- Rượu mai quế lộ: 50ml
- Nước hoa bưởi: 1 muỗng cà phê
- Nước tro tàu: 1 muỗng cà phê
- Trứng gà: 2 quả
- Dầu mè: 20 ml
- Dầu ăn: 110 ml
- Đường trắng: 500gr
- Muối iot: 1 muỗng cà phê
Nấu nước đường
Đầu tiên trong cách làm bánh trung thu thập cẩm là chuẩn bị một chiếc nồi. Cho lượng nước khoảng 300ml và 500gr đường đã chuẩn bị vào. Đun sôi hỗn hợp trên và nhớ không được khuấy trong lúc đun. Khi nước sôi bạn cho nước cốt chanh đã vắt vào. Để lửa nhỏ trong 30 phút cho nước chuyển sang màu vàng cánh gián. Cuối cùng tắt bếp và để nguội.
Làm vỏ bánh
Vỏ bánh là phần đơn giản nhưng cần phải canh chỉnh các phần nguyên liệu cho chính xác. Nếu không sẽ làm bột quá khô hoặc quá dẻo, từ đó không cho mẻ bánh ngon. Các phần nguyên liệu và trọng lượng cần có là 300gr bột mì, 200ml nước đường, 80ml dầu ăn, 1 muỗng cà phê nước tro màu. Trộn đều các nguyên liệu với nhau, sau đó dùng tay nhào thành cục bột dẻo mịn, không dính tay là đạt chuẩn.
Làm nhân bánh Trung Thu
Tiếp đến trong cách làm bánh trung thu thập cẩm tại nhà là phần làm nhân. Cho hạt dưa tách vỏ, hạt điều và mè trắng vào tô sau đó trộn đều hỗn hợp. Nếu có lò vi sóng, bạn có thể sấy khô hạt trong lò 4 phút. Tiếp đến lấy ra và cho các nguyên liệu còn lại như: Hạt sen, mứt bí, mứt vỏ cam, mứt vỏ chanh, mứt gừng. Và lạp xưởng cắt hạt lựu, rượu mai quế lộ, dầu mè, nước hoa bưởi, bột bánh dẻo, muối. Cho tất cả vào một cái chảo lớn rồi trộn đều cho các phần hòa quyện với nhau.
Tạo hình cho bánh
Với số lượng như trên thì có thể làm được 10 chiếc bánh. Bạn chia làm 10 phần nhỏ rồi vo tròn. Tiếp đến dùng cây dán mỏng bột làm vỏ bánh rồi cho nhân vào giữa. Túm kín đầu rồi tiếp tục vo tròn. Bước cuối cùng cho bánh vào khuôn đã chuẩn bị ấn chặt để tạo hình. Làm tương tự các bánh khác cho đến khi hết phần vỏ bánh, nhân bánh còn lại.
Nướng bánh
Bạn có thể dùng lò chiên không dầu hoặc lò nướng để làm chín bánh. Đầu tiên bật lò cho nóng trong khoảng thời gian 10 phút ở mức nhiệt 200°C. Tiếp đến cho bánh lên khay và nướng ở nhiệt độ 200°C trong 10 phút. Sau đó, mở lò và dùng bình phun sương để xịt hơi nước lên mặt bánh rồi để nguội.
Khuấy tan 2 quả trứng gà, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào. Kế đến lọc hỗn hợp qua rây và phết đều lên bề mặt bánh. Tiếp tục nướng bánh trong 10 phút nữa và ở 200°C là hoàn tất.
Khi hết thời gian, bánh chín bạn nhẹ tay lấy bánh ra và để nguội là có thể thưởng thức.
Hướng dẫn cách làm bánh trung thu trứng muối tại nhà
Chọn mua những quả trứng muối thơm ngon
Để lựa chọn được những quả trứng muối ngon, không quá mặn. Cần chọn trứng có lớp vỏ nguyên vẹn, không có vết rạn hoặc nổi mốc. Khi soi trứng dưới đèn, nếu lòng trắng trứng trong, lòng đỏ thu nhỏ và áp sát vào trong là trứng có chất lượng. Khi đập trứng ra nếu phát hiện lòng trắng đục, lòng đỏ mỏng có mùi hôi thì vứt trứng đi. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn bạn có thể tự làm trứng muối tại nhà theo công thức có sẵn. Việc này sẽ tốn thời gian và công sức hơn cách thông thường.
Hướng dẫn cách làm bánh trung thu thập cẩm trứng muối
Các nguyên liệu cần chuẩn bị tương tự như bánh thập cẩm ở trên. Trong phần hướng dẫn cách làm bánh Trung Thu trứng muối sau đây. Ban đầu ta sẽ tách lấy lòng đỏ của trứng và ngâm với rượu trắng, gừng đập dập trong 15 phút để khử mùi. Sau đó ướp với đường trắng và dầu mè trong khoảng 30 phút. Cuối cùng, hấp lòng đỏ trứng vịt muối trong thời gian 30 phút.
Cho các loại mứt bí, mứt chanh, mứt gừng, mỡ đường, hạt mè, hạt điều, hạt dưa. Tất cả phải được thái nhỏ cùng bột bánh dẻo, dầu mè, rượu mai quế lộ, lá chanh, lạp xưởng vào chảo và trộn đều. Về phần vỏ bánh cũng làm tương tự, khi cho trứng vào giữa bạn cần cẩn thận nếu không sẽ làm vỡ.
Chiếc bánh Trung Thu ngon sẽ như nào
Với những người khi làm bánh Trung Thu tại nhà lần đầu tiên không phải lúc nào bánh cũng đạt yêu cầu. Việc này đòi hỏi nhiều yếu tố và kinh nghiệm của người làm bánh. Chiếc bánh đạt yêu cầu thì mặt bánh phải sắc nét như lúc mới đóng, màu sắc vàng đều, thành bánh không bị biến dạng và phải thẳng. Nếu bánh có mặt hơi vàng, thành bánh bị cong hay chảy xệ có nghĩa là nhiệt độ lúc này chưa đạt. Còn nếu bánh bị chảy hoặc nhão có nghĩa là quá trình làm nhân bánh chưa đạt.
Chính vì vậy, việc làm bánh đòi hỏi người làm phải luôn kiên trì và tỉ mỉ trong khâu trộn bột, làm nhân cho đến việc nướng.
Một số lưu ý trong quá trình làm bánh Trung Thu thập cẩm
Để có được một chiếc bánh Đoàn Viên ngon nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Mỗi lò nướng sẽ có công suất khác nhau và cách điều chỉnh nhiệt độ cũng khác nhau. Bạn cần điều chỉnh mức nhiệt phù hợp với kích thước và trọng lượng bánh.
- Cần nướng bánh 3 lần liên tiếp, mỗi lần từ 5-10 phút ở nhiệt độ từ 200 – 220°C. Bánh có trọng lượng nhỏ hơn 200g thì cần hạ nhiệt độ xuống. Ngoài ra việc nướng quá lâu sẽ làm cho vỏ bánh khô và bị nứt.
- Việc phun hơi sương sẽ cung cấp độ ẩm cho bánh, giúp bánh không bị nứt.
- Hỗn hợp trứng và dầu khi quét lên bề mặt bánh không nên để quá đặc.
- Cần đợi bánh nguội rồi hãy quét hỗn hợp lên bề mặt. Vì khi nhiệt độ cao sẽ làm trứng bị chín và làm cho bề mặt bánh bị cợn, không đẹp.
- Bánh thành phẩm ngon là loại có màu vàng đẹp mắt. Không để lửa quá to làm cho bánh có màu nâu sậm hoặc nếu chưa chín sẽ có màu vàng nhạt, không được ngon.
Lời kết
Không có điều gì hạnh phúc và ý nghĩa hơn việc tự làm một chiếc bánh ngay tại nhà. Hi vọng qua bài viết về cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống, bạn đã biết được cách làm nên loại bánh thơm ngon này. Mang một ý nghĩa to lớn và gắn kết các thành viên trong gia đình nếu cùng làm bánh chung với nhau.