Gà cúng là lễ vật quan trọng được nhiều người lựa chọn trong các mâm cúng dù nhỏ hay lớn. Việc quan trọng để làm ra vật cúng này là bạn cần phải biết cách chọn gà chắc thịt và cách luộc gà cúng ngon. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn cách làm và bật mí cho bạn cách buộc dáng gà cúng đẹp khiến ai cũng trầm trồ. Hãy đọc và thực hiện ngay khi đọc bài viết dưới đây.
1. Cách chọn gà ngon để luộc, chắc thịt
Để có một phần gà luộc ngon, đẹp thì chọn gà là bước chủ chốt vô cùng quan trọng. Thông thường sẽ chia làm 2 loại để bạn có thể chọn
- Đối với gà còn sống: Nên chọn gà có phần hậu môn hồng hào, lông bóng mượt, mào đỏ tươi, mắt linh hoạt. Nên lấy tay sờ dưới bụng gà và chọn gà chắc thịt. Tránh chọn gà đã được cho ăn no và có lớp da nhăn nheo. Thông thường nên chọn gà sống có trọng lượng từ 1,5kg đến 2kg là được. Nếu chọn gà quá to khi luộc sẽ dễ bị nứt.
- Đối với gà đã làm sẵn: Chỉ nên chọn gà vừa phải có trọng lượng từ 1 – 1,5kg, có màu vàng nhạt đều với nhau, màu vàng đậm ở ức, lưng và cánh. Thịt gà tươi hồng và phần da còn nguyên, không bị rách, có độ đàn hồi tốt. Nếu thấy có dấu hiệu lạ thì không nên mua để đảm bảo cho sức khỏe.
2. Cách luộc gà cúng ngon nhất – Luộc gà cúng bao nhiêu phút
Luộc gà cho gì vào? Để biết cách luộc gà cúng không bị đen đầu không hề khó. Chỉ cần làm theo cách luộc gà cúng ngon dưới đây là có thể tạo ra một phần gà hấp dẫn.
- Gà mang đi rửa sạch và dùng khăn thấm khô ráo và tạo dáng gà trước khi luộc
- Cho gà vào nồi ngay từ khi nước còn lạnh để thịt chín đều từ ngoài vào trong. Khi luộc cho thêm ít gừng đập dập, hành củ nướng hoặc hành tây, lá chanh,…để tạo thêm hương thơm đặc trưng
- Khi luộc phải đảm bảo nước ngập gà, đun với lửa lớn và để sôi 5 phút. Rồi giảm lửa nhỏ lại luộc trong vòng 20 phút để đảm bảo da gà không bị co rút và nứt
- Để gà cúng có da vàng, không bị các vết tiết dính vào cũng như không bị ôi thiu thì nên luộc gan, lòng tiết, vào một nồi khác.
Mẹo nhỏ: Do phần da bụng của gà tiếp xúc với đáy nồi nên rất dễ bị nứt da. Chính vì thế nên đặt gà vào bát sâu lòng rồi mới đặt vào trong nồi luộc. Như vậy vừa để định hình dáng gà cúng lại vừa đảm bảo da đẹp, không bị nứt.
3. Cách buộc gà cúng đơn giản
Để gà cúng thể hiện được oai quyền, mọi người thường kết hợp việc buộc gà cúng theo nhiều kiểu rất sáng tạo. Như vậy vừa tăng sự linh thiêng của lễ vật trên mâm cúng vừa tăng tính thẩm mỹ khi cúng. Bạn có thể tham khảo một số cách buộc gà dưới đây, chắc chắn ai cũng tấm tắc khen đẹp, khéo tay.
3.1. Cách buộc gà cánh tiên đẹp, vô cùng đơn giản
Ngoài tên gọi cách buộc gà cánh tiên người ta còn có tên gọi gọi phổ biến là cách buộc gà cánh phượng. Cách buộc này được khá nhiều người sử dụng để tạo dáng gà trong các dịp lễ lễ, Tết,…Bởi tạo hình vừa sắc sảo, vừa đẹp mà lại còn mang một cái tên rất ý nghĩa và đẹp.
Cách thức thực hiện:
Gà sau khi rửa sạch, phải ép cổ gà về phía sau, dùng tay đan chéo cánh gà lại với nhau. Sao cho khớp của 2 cánh chạm nhau và xòe ra như hình cánh tiên (cánh phượng), đầu gà để vào giữa.
Sau đó dùng lạt buộc cố định lại với nhau. Dùng dao khứa nhẹ khủy chân, bẻ chân hướng vào phía bụng và tạo dáng gà ngồi tự nhiên. Như vậy là đã hoàn thành cách buộc gà cúng hình cánh tiên vô cùng đẹp, bắt mắt. Chỉ cần bỏ vào nồi là có thể có áp dụng cách luộc gà cúng ngon tại nhà rồi.
Nếu buộc gà cúng thôi nôi hãy đọc bài cúng thôi nôi cho bé trai và những nghi thức quan trọng
3.2. Cách buộc dáng gà quỳ tại nhà
Đây được xem là cách buộc đơn giản nhất và phổ biến nhất, nếu bạn thiếu tự tin thì hãy sử dụng cách buộc này. Khi buộc dáng gà quỳ trông gà sẽ to hơn và sẽ nhìn thấy rõ đầy đủ đầu, cánh, chân.
Cách thức thực hiện:
Khứa nhẹ ở phần đầu khớp của chân gà và bẻ quặp 2 chân gà ra đằng sau. Tiếp đó dùng dây lạt buộc cho cố định cho dáng gà đang quỳ trông tự nhiên hơn.
Bạn hãy cố định phần đầu gà thẳng, kèm với đó khép 2 cánh vào sát 2 bên sườn. Cuối cùng là chỉnh sửa lại cho cân đối là đã hoàn thành xong phần gà dáng quỳ để cúng cực đẹp mắt rồi.
3.3. Cách buộc dáng gà chầu
Đây được xem là cách buộc gà phức tạp nhất vì tốn nhiều công sức và thời gian trong công đoạn tạo hình. Chính vì thế kiểu buộc này thường được sử dụng trong các dịp lễ quan trọng chẳng hạn như cúng giao thừa. Việc tạo hình gà đẹp sẽ thể hiện được lòng thành kính của gia chủ.
Cách thức thực hiện:
Gà sau khi rửa sạch dùng dao rạch 1 đường dưới cổ gà (vị trí gần với miệng). Sau đó lần lượt xâu 2 cánh qua đường mới rạch thật cẩn thận. Cố gắng chỉnh sao cho hai cánh gà thò ra bên ngoài miệng thật cân bằng.
Với cách buộc này phần đầu gà đã được cố định nên chỉ cần chỉnh sửa sao cho chân gà khép sát vào thân là được.
3.4. Cách buộc dáng gà bay – Cách luộc gà cúng ngon
Ngoài những cách trên thì cách buộc dáng gà bay cũng là một cách khá dễ và thường được sử dụng trong cúng giỗ. Cho dù bạn là người chưa từng làm bao giờ cũng có thể thực hiện được.
Cách thức thực hiện:
Sau khi rửa sạch gà, bạn dùng tay nhẹ nhàng vắt hai chiếc cánh gà ra sau và đưa ngược lên phía lưng. Buộc cố định các phần khớp xương cánh lên phần đầu gà. Phần chân gà thì xếp lại cho gọn gàng, giữ và cố định phần đầu đứng thẳng lên và hướng về phía trước cho đẹp mắt.
Lưu ý: Khi buộc nên nhẹ tay, tránh siết quá chặt vì như vậy khi luộc gà sẽ dễ rách ra.
4. Luộc gà cúng bị nứt có sao không? Giải đáp
Có nhiều người lo ngại vấn đề gà cúng bị nứt sẽ bị các cụ khiển trách. Tuy nhiên, theo như chia sẻ của các chuyên gia cúng thì đây là một lỗi nhỏ, không phải do bạn cố ý. Việc quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm và kính trọng mà bạn thể hiện đối với bề trên, tổ tiên, ông bà và những người đã khuất.
Tuy nhiên, nếu những lễ cúng khánh thành, khởi công, cúng rằm tháng 7 thì nên cẩn trọng và chuẩn bị kỹ lưỡng. Bởi đây không chỉ là lễ cúng để tưởng nhớ người quá cố mà còn là dịp để cầu mong sự may mắn, thuận lợi và phát tài phát lộc. Do đó, tốt nhất vẫn nên hạn chế tối đa việc dùng gà cúng nứt, toác để bày lên mâm cỗ cúng.
Nếu thấy gà có dấu hiệu nứt quá nhiều thì nên thay bằng con gà khác để thể hiện sự tử tế của mình. Đồng thời, khi cúng gà bị nứt, chưa chín cũng làm mất thẩm mỹ của mâm cúng.
5. Luộc gà cúng có đậy nắp không
Luộc gà thường cần đậy nắp nồi để đảm bảo quá trình luộc diễn ra tốt hơn. Khi đậy nắp sẽ giúp nhiệt lan tỏa đều khắp nồi, đảm bảo gà chín đều mà không có phần nào bị chín quá hoặc chưa chín đủ. Bên cạnh đó giúp giữ ẩm môi trường luộc và ngăn chặn việc nước trong nồi bị cạn nhanh chóng. Điều này đảm bảo gà không bị khô hoặc cứng khi hoàn thành quá trình luộc.
Ngoài ra khi đậy nắp nồi, các hương vị và chất dinh dưỡng của gà sẽ không bị thoát ra ngoài quá nhanh. Điều này giúp giữ nguyên hương vị và chất dinh dưỡng trong gà.
6. 4 sai lầm khi luộc gà nên tránh
- Đặt gà nằm ngửa khi luộc: Khi đặt ngửa phần đùi, chân gà sẽ hướng ra khỏi mặt nước, khiến gà dễ bị sống. Chính vì thế khi luộc nên để gà nằm úp xuống vì như vậy sẽ nhanh chín hơn.
- Luộc gà quá lâu: Khi luộc quá lâu sẽ khiến gà bị bở và không giữ được độ dai vốn có.
- Luộc bằng nồi quá nhỏ: Nếu luộc nồi quá nhỏ khi lật gà sẽ dễ làm gà bị nứt, rách và có thể khiến thịt không chín đều.
- Luộc gà với lửa quá lớn: Điều này sẽ làm nước luộc gà dễ bị đục, đồng thời khiến phần gà sẽ mất chất và độ ngọt.
7. Lời kết
Trên đây là hướng dẫn cách luộc gà cúng ngon, hy vọng bạn có thể áp dụng thành công và tạo ra một thành phẩm cúng đẹp mắt. Hãy nhớ kỹ những lưu ý mà lananhdalathotel.vn đã viết mà thực hiện đúng cách. Chúc bạn thành công!