Nghi thức cần biết trong cách thờ cúng tổ tiên của người Việt

“Người chết chỉ thực sự chết khi không còn sống trong lòng người khác”, đây là câu nói nổi tiếng của nhà văn Lỗ Tấn. Chính vì vậy thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa tốt đẹp của người Việt và một số nước Châu Á khác. Với ý nghĩa nhớ ơn nuôi dưỡng và sinh thành của ông bà, cha mẹ. Cũng là dịp người thân trong nhà tụ họp về, tưởng nhớ. Vậy cách thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam chuẩn nhất là như nào, hãy cùng lananhdalathotel.vn xem qua những thông tin sau đây.

Thờ cúng tổ tiên là gì và ý nghĩa 

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên các nước Châu Á 

Còn được gọi là đạo ông bà, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được lưu truyền qua nhiều đời,. Đặc biệt là các nước có nền văn minh lúa nước và chế độ mẫu hệ phát triển lâu dài. Chẳng hạn như: Văn hóa Trung Hoa, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác,… Đại đa số các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà, hoặc ít nhất có treo di ảnh một cách trang trọng. Nhưng đây không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ.

Thờ cúng tổ tiên của Việt Nam

Đây đã trở thành thứ tín ngưỡng, nhiều người Việt ngoài tôn giáo mà mình đang theo vẫn thờ cúng tổ tiên. Và nó như là một phần góp cho nền văn hóa đa dạng của người Việt. con cháu trong nhà sẽ lập bàn thờ của người đã mất và cúng bái trong những dịp sóc vọng, giỗ, Tết,… Với người Việt, không có gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của con cháu. Ngoài ra, vào những dịp cúng giỗ con cháu ở xa sẽ về để sum họp bên gia đình.

Hiện nay, những người con mang dòng máu Việt ở nơi xa xứ vẫn lưu giữ truyền thống này. Chúng ta vẫn thấy vào những dịp lễ hoặc trong nhà đều có bàn thờ hoặc di ảnh của người thân đã mất. Và các mâm cúng khi vào những dịp lễ.

Nghi thức thờ cúng tổ tiên bắt đầu vào thời gian nào

Cũng giống như các ngày lễ cúng khác, chúng ta đều sử dụng ngày âm lịch để tính ngày. Trong năm thường sẽ có 3 lễ cúng chính:

  • Ngày giỗ: Chính là ngày mất của tổ tiên, ngày sống thì có ngày sinh nhật, khi chết sẽ có ngày tưởng nhớ.
  • Ngày Chạp mã: Đây là dịp cuối năm, con cháu sẽ tập hợp lại. Đi đến các mộ phần của người thân đã mất trong dòng họ. Tiến hành vệ sinh làm sạch, dọn dẹp lại để sắp tới đón tết. Thông thường dịp này sẽ diễn ra vào những tháng cuối năm.
  • Ngày Tết: Gia đình sẽ tổ chức cúng những ngày Tết. Mời ông bà người thân về chung vui và ăn Tết cùng con cháu. Lúc này không khí trong nhà trở nên vui tươi, rộn ràng hơn.

Ngoài ra, ở một số nơi và một số gia đình sẽ tổ chức các lễ cúng khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ có 3 dịp lễ chính trong năm phải làm.

Về thời gian cúng hiện nay cũng không quá cầu kỳ. Theo lananhdalathotel.vn giờ bắt đầu làm lễ cúng từ khoảng 9-11h vào buổi sáng và sau đó mọi người bắt đầu vào lễ tiệc. Chứ ít cúng vào các giờ khác trong ngày. Nhưng nếu gia đình quá bận rộn thì có thể sắp xếp cúng sớm hơn chứ không được để cuối ngày.

Mâm cơm cúng tổ tiên có gì

Các lễ vật cần có

Ở bất cứ đâu cũng vậy, tùy thuộc vào mỗi vùng miền sẽ có những mâm cúng khác nhau. Các món ăn chính là món mà ông bà thường thích hoặc là đặc sản nơi đó. Và sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp một số món chính cần có trong cách thờ cúng tổ tiên như sau:

  • Cúng ngày giỗ và Chạp mã: Thường là cúng mặn và có các món như: Nem chả, gà luộc, miến, rau xào, đậu khuôn,… và món thịt lợn.
  • Mâm lễ cúng ngày Tết: Phải có một mâm cúng chay đó là hoa quả. Mâm lễ mặn thì phải có thịt gà trống thiến, canh, miến, xôi, nem rán, thịt heo quay. Ngoài ra có thể thêm những món như sườn, nộm,….

Cách bài trí mâm cúng theo từng lớp

Lớp trong 

  • Bao gồm một bàn thờ có di ảnh người mất. Nếu không có hình sẽ là bài vị khảm ngọc trai
  • 2 bên bao gồm bình hoa và đĩa trái cây
  • Một chiếc đèn dầu hỏa ở giữa

Lớp ngoài

  • Hương án
  • Bình hương lớn bằng sứ hoặc đồng, trong đó có để cát hoặc ở giữa cắm trụ sắt cao để đặt hương vòng.
  • Hai bên có 2 cây đèn thắp lên khi cúng
  • Hai cây đồng để thắp nến, có thể thay thế bằng 2 con hạc đồng hoặc bằng sứ.
  • Có thể trang trí thêm câu đối vào hai bên hoặc chính giữa bàn thờ.

Thắp hương 

Đối với những người đã mất, việc thắp hương bao giờ cũng đi theo số lẻ 1, 3, 5… Tránh các số chẵn như 2, 4, 6… Vì người xưa quan niệm số lẻ là dương, nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người dương thắp cho người âm).

Loại hương thẳng gồm 2 phần: Chân hưởng và thân. Có thể sử dụng hương vòng. Khi thắp tránh việc để hương bị nghiêng hoặc méo mó. Các tàn hương có thể rơi rớt ra ngoài và ảnh hưởng đến lễ vật xung quanh. Khi thắp hương, có thể trông coi để tránh các thú cưng trong nhà quậy phá nếu cần.

Bài cúng tổ tiên chuẩn xác nhất

Người cúng theo phong tục của người Việt đó chính là người đàn ông lớn tuổi trong nhà. Sau khi người đại diện xưng họ tên – tuổi và địa chỉ đầy đủ, sẽ tiến hành thứ tự khấn lễ như sau:

Tạ ơn 

Việc tạ ơn sẽ bao gồm Tạ ơn Cha Trời – Mẹ Đất, các vị Chư Phật, cùng các bậc Tiên Đế Đại Vương, Gia tiên tiền tổ,… Đã mang đến cho chúng con cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay.

Sám hối 

Tất cả những tội lỗi mà chúng con gây ra trong năm nay: Tham – sân – si mong được các chư vị đại xá bỏ qua.

Cầu ước

Cầu cho gia đạo luôn được yên ổn, mọi sự tốt lành. Những thành viên trong gia đình luôn có sức khỏe tốt. Điềm lành đến nhiều điềm dữ xua tan, con cháu hưởng phú quý. Và một năm sắp tới an lành, gặp nhiều may mắn.

Hứa hẹn

Chúng con sẽ tu học chữ Đạo, góp phần làm rạng danh Tiên tổ. Cũng như nguyện làm việc thiện, giúp dòng họ được giải nghiệp và tạo Phúc cho những thế hệ sau.

Xin

Bao gồm việc dâng lễ và khấn xin những điều mong muốn cho bản thân, cũng như các thành viên trong gia đình.

Những lưu ý trong cách thờ cúng tổ tiên cần biết

Hướng bàn thờ

Trong cách thờ cúng tổ tiên đúng cần phải chú ý đến hướng bàn thờ cũng được mọi người. Thông thường hướng nhà theo đạo Phật là hướng Nam, nơi của bát nhã, tức trí tuệ. Hướng của sự sáng tạo, sinh lực tràn trề, tràn đầy dương khí. Một số trường hợp cũng đặt bàn thờ hướng Tây, hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương. Nên cho sự yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an tọa.

Cách sắm sửa, bày biện lễ vật trên bàn thờ

Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa là bát hương (tượng trưng cho tinh tú). Trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (trục vũ trụ). Ở 2 góc ngoài sẽ có hai cây đèn/ nến tượng trưng cho Mặt Trời (bên trái)và Mặt Trăng (bên phải). Người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương để giao tiếp với tổ tiên. Mọi lời nguyện sẽ theo vòng khói hương chuyển đến.

Thông thường, ngay dưới bát hương thường có một cái đỉnh ba chân. Nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh của bề trên. Bàn luôn cần được thanh tịnh, vì thế đồ tế lễ chỉ có thể để cố định là hương, hoa, trà, quả… Vào những ngày giỗ, Tết, muốn dâng cúng phải đặt chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.

Nghi thức thờ cúng

Đầu tiên gia chủ cần đốt nên, sau đó bắt đầu thắp hương và khấn vái. Nghi thức này phải được thực hiện theo vai vế từ trai đến gái, từ già đến trẻ. Khi hương đã thắp lên trên bát hương, thì gia chủ sẽ chắp hai bàn tay lại với nhau. Tiếp đến đọc bài văn khấn cầu xin ý nguyện và cuối cùng là vái từ 3-5 lạy.

Có cần chuẩn bị heo quay cúng tổ tiên

Tùy vào mỗi gia đình khác nhau sẽ có những cách cúng khác nhau. Nhưng heo quay đều có thể sử dụng trong tất cả các dịp. Thể hiện lòng thành kính và sự cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình.

Kết luận

Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp trong tất cả những nét văn hóa của người Việt. Đây là một cách để tưởng nhớ đến những công ơn sinh thành và nuôi dưỡng ta nên người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *