Sau lễ cúng Tuần Tam Thất là đến lễ cúng 49 ngày cho người mất. Khoảng thời gian này vong linh vẫn chưa được siêu thoát, mà đang còn vương vẫn ở trong dân gian chờ định tội. Các lễ cúng được diễn ra rải rác trong vòng một năm sau khi người qua đời. Lễ 49 ngày thuộc một trong những lễ lớn và quan trọng với mục đích giúp người mất ra đi thanh thản hơn. Sau đây lananhdalathotel.vn sẽ hướng dẫn bạn đọc những thông tin cần biết về lễ cúng này.
Cúng 49 ngày là gì và ý nghĩa
Nguồn gốc của lễ cúng 49 ngày
Cúng 49 ngày hay còn được gọi bằng cái tên là lễ Chung Thất, đối với người Á Đông đây là một dịp cúng quan trọng. Bắt nguồn từ học thuyết của Phật Giáo, theo đó âm hồn của người khuất trước khi siêu thoát phải trải qua 7 lần phán xét. Và mỗi lần như vậy quy định kéo dài 7 ngày, tổng cộng hết 49 ngày. Theo kinh Địa Tạng và quan điểm Phật giáo, người chết sau khoảng thời gian như trên. Họ sẽ được thọ sanh vào một cảnh giới tương ứng với những “nghiệp” xấu đã gây tạo hoặc được siêu thoát khi làm tốt. Giữ cho tâm hồn được thanh thản và không vướng điều gì ở trần đời là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn.
Ý nghĩa của lễ cúng 49 ngày
Vì có nguồn gốc như trên, nên quan niệm của mọi người cho rằng linh hồn sau khi mấy đang nương tựa ở cửa Phật. Để tránh các thế lực xấu quấy phá, dụ dỗ theo những con đường không tốt. Có thể biến thành các dạng hình hài quỷ dữ khác như: Súc sanh, ngạ quỷ, atula… Vì thế người thân và con cháu trong nhà tụng kinh niệm Phật liên tục trong các ngày này. Nhằm giảm bớt các nghiệp chướng trong quá trình sống người đó đã gây ra.
Vì vậy, đây là một trong các buổi cúng rất quan trọng trong tục chịu tang của người Việt ta từ xưa đến giờ. Và giống như các nghi lễ khác như: Lễ tạ mộ mới xây, cúng 100 ngày hoặc những thế khác. Việc cúng 49 ngày cũng thể hiện tấm lòng thành kính, thương xót và tưởng nhớ của những người còn sống. Đặc biệt là gia quyến đến người đã khuất như một lễ tri ấn cuối cùng.
Phương thức tính ngày cúng 49 ngày chuẩn nhất
Vì đất nước trải dài nên tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau. Kéo theo đó các vùng miền khác nhau, sẽ có những cách tính cúng chung thất khác nhau, sau đây là 2 cách thường thấy:
- Cách đầu tiên: Thời gian làm lễ trong khoảng 49 ngày, được tính từ lúc người đó qua đời. (Mọi người thường dùng cách này nhất. Vì một số trường hợp có thể dời ngày an táng để chờ những người thân ở nơi xa trở về.)
- Cách thứ hai: Thời gian làm lễ được tính từ ngày thứ 49 từ ngày an táng.
Các tuần làm lễ và ý nghĩa
- Ðiện thứ nhất do ngài Tần Quãng Vương – làm lễ tuần thứ nhất.
- Ðiện thứ hai do ngài Sở Giang Vương – tuần thứ hai.
- Ðiện thứ ba do ngài Tống Ðế Vương – tuần thứ ba.
- Ðiện thứ tư do ngài Ngũ Quan Vương – tuần thứ tư.
- Ðiện thứ năm do ngài Diêm La Vương – tuần thứ năm.
- Ðiện thứ sáu do ngài Biến Thành Vương – tuần thứ sáu.
- Ðiện thứ bảy do ngài Thái Sơn Vương – tuần thứ bảy.
- Ðiện thứ tám do ngài Bình Ðẳng Vương – Lễ bách nhật (100 ngày).
- Ðiện thứ chín do ngài Ðô Thị Vương – Lễ tiểu tường (Giỗ đầu ).
- Ðiện thứ mười do ngài Chuyển Luân Vương – Lễ đại tường (mãn tang).
Sau lễ 49 ngày là lễ cúng bao nhiêu ngày?
Theo quan niệm của ông bà lúc xưa, thông thường sẽ có 8 cửa ải phán xét. Trong đó 7 cửa ải ban đầu sẽ được diễn ra trong 49 ngày. Còn ải phán xét thứ 8- ải cuối cùng sẽ diễn ra vào ngày thứ 100. Lúc này người thân và con cháu trong nhà cần làm lễ cúng 100 ngày. Nhằm cầu cầu siêu và tăng phước đức hết mức có thể, mong linh hồn sẽ sớm đầu thai vào kiếp sau tốt hơn.
Có cần cúng cơm sau 49 ngày
Trong 49 ngày là quá trình phán xét của linh hồn, đồng thời chưa siêu thoát hẳn. Lúc này gia đình phải cúng cơm hằng ngày. Một số nơi có thể cúng tươm tất hơn vào những ngày mùng 1 và rằm. Và sau dịp này linh hồn người mất sẽ được di chuyển sang cảnh giới khác. Nên ta chỉ cần cúng vào 100 ngày, các ngày giỗ được quy định, rằm, mùng 1. Chứ không cần cúng cơm liên tục như những ngày đầu.
Hướng dẫn cách bài trí bàn thờ cúng 49 ngày
Nên cúng 49 ngày chay hay mặn
Đối với học thuyết của Đạo Phật, việc sát sinh được khép vào tội rất nặng. Do đó gia đình có thể cúng đồ chay với mục đích giảm nghiệp cho người chết. Cầu mong cho mọi người sớm về cõi lành, đầu thai vào kiếp khác để có đời sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc rất lớn khi sống mà việc họ đã làm có tốt không. Ngoài ra, có rất nhiều người tổ chức đổ cúng mặn cho thực khách với mục đích tạo duyên phướng cho mọi người.
Sắm lễ cúng Chung Thất ngoài mộ
Đối với lễ cúng 49 ngày ngoài mộ người đã khuất, mọi người cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ những món lễ vật dưới đây:
- Tiền vàng mã 15 xấp hoặc nhiều hơn và quần áo giấy từ 2-3 bộ.
- Các loại vàng mã tượng trưng cho đồ vật cần thiết cho người ở dương thế, chẳng hạn: Quần áo, giày dép, điện thoại…
- Mâm cơm tươm tất phải có các loại quen thuộc trong các dịp cúng như: Chè, cháo, xôi, thịt cá hoặc đặc biệt heo quay…
- Trái cây, hoa tươi, rượu, nước, trà, nhang đèn phải đầy đủ các loại.
*Lưu ý:
- Khi cúng không dùng các loại thịt như bò, chó, mèo hoặc thịt lạ.
- Hạn chế việc khóc quá nhiều, điều này làm cho vong linh vướng bận và không thể nào siêu thoát.
Sắm lễ Chung Thất ở nhà
Cũng giống như mâm cúng ở mộ, khi cúng ở nhà cũng cần đầy đủ những lễ vật như trên. Nhưng không cần thiết một số vật như quần áo giấy hoặc tiền vàng, vì chúng đã được cúng ở mộ. Ngoài ra trên mâm cúng ở nhà, các đồ ăn có thể tương tất hơn, có thể có thịt, cá, rau… Khi cúng xong có thể đãi mọi người trong nhà cùng ăn và tâm sự với nhau.
Văn khấn cúng 49 ngày tại nhà
Nam-mô-A-di-đà-phật!
Con lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật,
Hôm nay là ngày…tháng……. (âm lịch), tức là ngày…….tháng……năm……(dương lịch). Địa chỉ tại:……..
Con cùng các bác, cùng chị gái, em trai, em gái và các con dâu rể, con cháu nội ngoại bái lạy.
Hôm nay nhân ngày lễ Chung Thất/ 100 ngày theo quy định. Chúng con kính dâng các lễ vật dâng lên bao gồm:…….
Trước linh vị hiển chân linh. Tính đến nay đã được 100 ngày, con cùng gia đình lễ bạc thành tâm cung kính cái gọi là nén nhang. Kính mời Hiển cùng các chư vị Tiên Linh, Tổ Cô, Tổ Bá, Tổ Thúc và các vong linh theo Gia Tiên về tâm hưởng.
Kính cáo chư vị Tôn Thần, Táo Quân, Thổ Công, và Chư Phật chứng giám, phù hộ độ trì cho Hiển. Mau giảm được nghiệp đã làm khi sống, mọi sự tốt lành, nhanh chóng đầu thai kiếp khác tốt đẹp hơn.
Kính dâng chút lễ mọn với tấm lòng thành và cảm ơn người. Nam mô A di Đà phật!
Những điều cần lưu ý trong quá trình làm lễ cúng 49 ngày
- Trong quá trình cúng cần chuẩn bị kỹ càng và nghiêm túc để tránh những việc xui rủi. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến người mất và người đang sống.
- Ăn mặc đồ sẫm màu, không vui đùa cười nói to tiếng. Điều này làm ảnh hưởng và không tôn trọng mọi người ở đó. Và chứng tỏ không có lòng thành và sự kính trọng với người đã khuất.
- Không tranh giành, tị nạnh với nhau vào lúc này. Gia đình phải hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau để vong linh cảm thấy an tâm đi về miền cực lạc.
- Khi cúng các con vật như mèo, chó và đặc biệt côn trùng như ruồi, bồ hóng rất dễ bu vào lễ vật. Vì vậy cần cắt cử người trông nom để đảm bảo mâm cúng được an toàn.
- Dọn nhà, bàn thờ sạch sẽ và không để quá nhiều đồ vật bẩn như tàn nhang. Nhất là hoa hoặc trái cây luôn được tươi, không quá chín.
- Từ ngày mất đến ngày thứ 49 cần đốt nhang liên tục ngày này qua ngày khác. Cần phải chú ý việc này có thể dẫn đến cháy, nếu tàn nhang rớt vào giấy hoặc vải khi cắm không cẩn thận.
- Cần hóa vàng sau 7 ngày, làm liên tục cho đến tuần thứ 7 thực hiện lễ 49 ngày. Lưu ý khi sắm cần chuẩn bị đầy đủ các loại trong quy định và đốt phải cháy hết.
- Nếu gia đình theo đạo Phật, có thể đưa vong linh vào nương tựa cửa Phật. Nhằm giúp vong linh nhanh chóng được siêu thoát và hóa giải điềm dữ.
Kết luận
Điều quan trọng nhất khi tổ chức lễ cúng 49 ngày cho người mất là tấm lòng thành của các thành viên trong gia đình. Không cần tổ chức lễ lớn, đình đám mà tâm không hướng về đó thì chỉ gây lãng phí. lananhdalathotel.vn hi vọng mọi người đã biết những thông tin cần thiết về lễ cúng quan trọng này.