Cúng căn cho bé là một nghi thức cúng khá quan trọng nhằm cầu bình an cho bé mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên biết. Vậy lễ cúng căn là gì? Không cần cúng có được không? Nếu cúng thì cần phải chuẩn bị những gì và cúng như thế nào cho đúng. Hãy cùng lananhdalathotel.vn tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé.
1. Cúng căn là gì? Cúng căn 12 tuổi là gì
Cúng căn (cúng đốt) là một lễ cúng quan trọng sau lễ cúng mụ. Đây là lễ cúng nhằm bày tỏ lòng biết ơn của các bậc làm cha, làm mẹ đến 12 bà mụ đã luôn bảo bọc và che chở cho đứa trẻ từ lúc còn ở trong bụng mẹ đến khi ra đời. Ngoài ra, đây cũng là lễ cúng cầu bình an cho bé được khỏe mạnh, bình an, sáng dạ và tránh khỏi những tai ương trong suốt quá trình phát triển.
Nếu lễ cúng mụ được tổ chức vào ngày đầy tháng, đầy cữ, đầy năm. Thì lễ cúng căn được thực hiện 3 năm 1 lần vào lúc bé đến độ tuổi 3, 6, 9 và 12 tuổi. Khác với cúng căn ở những độ tuổi khác, lễ cúng căn cho bé năm 12 tuổi mang lại nhiều ý nghĩa đặc biệt hơn và được tổ chức linh đình hơn. Cúng căn 12 tuổi cho bé là lễ tạ ơn bà Mụ lần cuối cùng và được coi là lễ cúng dứt căn hoàn toàn.
Ngày nay, tuy nhiều quan niệm tâm linh đã dần bị phai mờ và không còn được hưởng ứng. Nhưng đối với lễ cúng căn vẫn còn được thực hiện và được xem như là một nét đẹp trong văn hoá Việt Nam.
2. Không cúng căn có sao không? Tầm quan trọng của cúng căn cho bé
Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc liệu không cúng căn cho bé trai và bé gái có sao không?
Có thể nói, lễ cúng căn dành cho bé từ 3 đến 12 tuổi có tầm quan trọng không thua kém gì các lễ cúng đầy tháng hay thôi nôi. Nếu bạn là người luôn coi trọng vào các lễ cúng đặc biệt của con như đầy tháng hay thôi nôi thì cũng nên xem trọng lễ cúng căn này.
Nếu không cúng căn mà chỉ cúng thôi nôi thì cũng không sao, tuy nhiên nếu cúng thì bậc cha mẹ sẽ cảm thấy an tâm hơn. Như ông bà ta có quan niệm rằng “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, khi cúng kiến đầy đủ và thành tâm sẽ mang lại những điều tốt đẹp và điều lành hơn là khi không cúng.
Lễ cúng căn là cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé qua từng năm tháng. Ngoài việc tạ ơn đến 12 bà mụ thì cũng là lễ cúng nhằm bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đến các vị gia tiên trong gia đình. Vì đã luôn theo dõi, nâng đỡ cho bé vượt qua các khoảng thời gian khó khăn trong quá trình phát triển.
3. Cách tính tuổi cúng căn? Cúng căn ngày âm hay dương?
Cách tính tuổi cúng căn được gói gọn lại trong một câu nói của ông bà ta ngày xưa “Gái lùi hai, trai lên một”.
Đối với bé gái: Nghĩa là đối với bé gái sẽ chọn ngày cúng lùi xuống 2 ngày so với ngày sinh âm lịch của bé. Việc này nhằm thể hiện mong muốn con gái sẽ trở thành một người ôn hòa, điềm tĩnh, nhường nhịn trong mọi chuyện để giữ bình yên trong gia đạo. Ngoài ra người con gái phải mềm dẻo, hiền dịu mới là một điều tốt đẹp.
Đối với bé trai: Cha mẹ nên chọn ngày cúng sớm hơn một ngày so với ngày sinh âm lịch của bé trai. Việc này nhằm thể hiện mong muốn cho con trai khi lớn lên sẽ là một người có trách nhiệm, luôn tiên phong dẫn đầu trong mọi việc và thật vững vàng, cứng cáp để có thể làm trụ cột cho gia đình.
Tuy nhiên, ngày nay cha mẹ có thể tính ngày cúng căn cho bé bằng cách chọn ngày sinh nhật để tổ chức. Đây cũng là cách tính ngày cúng được nhiều người áp dụng.
Ngoài cách chọn cúng căn theo ngày âm trên thì cha mẹ hoàn toàn có thể chọn cách tính theo ngày dương để cúng căn. Việc chọn ngày âm hay dương không hề ảnh hưởng gì đến việc cúng căn cho bé. Đối với lịch dương thì dễ nhớ hơn đối với các gia đình ít xem lịch âm. Và ngày nay có ít gia đình chọn lịch âm để cúng hoặc tổ chức sinh nhật cho bé. Chính vì thế bạn không cần phải quá lo lắng về điều này.
4. Thời điểm cúng căn cho bé thích hợp nhất
Thời khắc thích hợp nhất để cúng căn cho bé là nên tổ chức vào buổi sáng sớm. Bởi vì đây là lúc có không khí mát mẻ, trong lành, thoải mái và rất thích hợp để thu hút những nguồn khí tốt. Nếu được, cha mẹ cũng có thể xem giờ hợp tuổi hoặc hợp mệnh cho bé để cúng.
Nói chung cũng tùy thuộc vào gia đình mà có thể cúng vào giờ nào cũng được. Quan trọng nhất vẫn là phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật để cúng căn và phải thể hiện sự thành tâm của người cúng.
5. Cúng căn gồm những gì
Tuỳ vào điều kiện của gia đình mà lễ cúng có thể cầu kỳ hoặc phức tạp. Nếu bạn vẫn chưa biết chuẩn bị gì cho lễ cúng căn cho bé thì có thể tham khảo mâm cúng truyền thống dưới đây. Bạn cần phải chuẩn bị 2 mâm cúng, trong đó 1 mâm là cúng cho 12 bà mụ và 1 mâm là cúng cho bà chúa thai sanh:
Mâm cúng cho 12 bà mụ Tiên Nương gồm những lễ vật sau
- 12 đĩa xôi đậu hoặc xôi gấc được chia thành các phần bằng nhau
- 12 chén chè đậu (có thể là chè đậu xanh, chè trôi nước, chè hoa câu và tuyệt đối không cúng chè đậu đen)
- 12 đĩa trầu têm cánh phượng
- 12 bộ cây đèn cầy, 12 ly nước, 12 bộ đèn cầy
- 1 mâm ngũ quả và 1 bình hoa tươi
Mâm cúng cho bà chúa thai sinh gồm những lễ vật sau
- 1 tô chè lớn và một đĩa xôi (Tránh cúng chè và xôi bằng đậu đen)
- 1 con gà luộc nguyên con (nếu là heo sữa quay thì càng tốt)
- Gạo, muối, trà, đèn, nhang, rượu, nước
- Giấy tiền, vàng bạc
- 3 đĩa trầu têm cánh phượng
- 1 mâm ngũ quả và 1 bình hoa tươi
Nếu gia đình có điều kiện thì việc cúng heo sữa quay thay gà lại càng tốt. Bởi heo sữa quay là vật cúng có ý nghĩa cầu mong bình an, phúc khí, sự may mắn trong các lễ cúng quan trọng. Đặc biệt là đối với lễ cúng căn cho bé.
Nếu cúng cha mẹ nên chọn thương hiệu có uy tín để đảm bảo chất lượng của heo quay cúng. Vì đối với bất kỳ lễ cúng nào, lễ vật cúng cũng cần phải được chuẩn bị chu toàn nhất để thể hiện sự kính trọng đến những vị thần.
Heo quay lananhdalathotel.vn là thương hiệu heo quay cúng với sứ mệnh “Nâng cao giá trị tâm linh Việt”. Chính vì thế bạn có thể đặt heo cúng ở đây để nhận cho mình một heo sữa quay cúng giá trị.
6. Văn khấn cúng căn 12 tuổi
Trong một lễ cúng, việc khấn bái là một điều cực kỳ quan trọng. Đối với lễ cúng căn cho bé ở độ tuổi 3, 6, 9 và 12 tuổi thì cha mẹ có thể sử dụng cùng 1 bộ văn khấn cúng trích từ “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” dưới đây:
7. Những lưu ý khi cúng căn cho bé
Việc cúng này là mang lại lợi ích cho con, chính vì thế cha mẹ cần phải lưu ý những điều dưới đây để cho buổi lễ cúng được diễn ra trọn vẹn hơn.
- Khi cúng nên sử dụng hoa tươi, có màu sắc tươi tắn, rạng rỡ; không nên sử dụng hoa héo, khô và có màu sẫm tối.
- Đối với mâm hoa quả nên chọn những loại quả có vị ngọt, mang ý nghĩa cầu may mắn và bình an như đu đủ, xoài, chuối, táo, thanh long, dừa,…Tránh lựa chọn các loại quả có vị đắng chát hoặc có tên mang ý nghĩa không hay.
- Dã cúng thì phải thành tâm, không nên cúng cho có hoặc làm qua loa.
- Người đứng cúng phải ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ, phải thành tâm, nghiêm túc và không được đùa giỡn trong khi cúng.
8. Lời kết
Việc cúng căn cho bé là một việc làm tốt, nhằm cầu mong sự bình an cho con. Chính vì thế nếu có thể cha mẹ nên tổ chức cúng cho con để con được ăn mau, chóng lớn, sau này thành người có tài, có công với gia đình, xã hội. Hy vọng bài chia sẻ này của lananhdalathotel.vn đã mang lại những chia sẻ có ý nghĩa dành cho bạn.