Những điều cần biết về cúng Ông Địa chuẩn nhất Việt Nam

Ông địa Thần Tài là các vị thần luôn có mặt trong các gia đình Việt Nam. Vào các ngày lễ cúng, mọi người sẽ chuẩn bị các lễ vật, mâm cúng với đầy đủ các loại hoa quả, heo quay. Đặc biệt là bài cúng thật chuẩn chỉnh và trang nghiêm. Sau đây lananhdalathotel.vn sẽ giới thiệu đến bạn đọc tất cả những điều cần biết về cúng Ông Địa chuẩn nhất.

Thổ Thần – Ông Địa là ai

Theo truyền thuyết Trung Hoa

Thổ Công là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt hạnh phúc- tai họa cho một gia đình. Một số giả thuyết cho rằng Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong sự tích Táo quân. Người chồng thứ hai là Thổ Công (trông coi tất cả mọi việc trong bếp, còn gọi là vua bếp). Người chồng thứ nhất là Thổ Địa (trông coi mọi việc liên quan đến nhà cửa). Người vợ là Thổ Kỳ (trông nom việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà). Tuy nhiên, ở một số nơi cho rằng Thổ Công là thần cai quản vùng đất, Táo Quân chỉ coi việc bếp núc trong nhà.

Theo tín ngưỡng Việt Nam

Người Việt có câu nói “Đất có thổ công, sông có hà bá’. Vì vậy trong mỗi gia đình đều có một vị thổ công trông coi đất đai và nhà cửa. Việc thờ cúng thổ công ở mỗi gia đình đã xuất phát từ thời xưa. Vì mọi người tin rằng có đất đai thì mới có thể làm nông nghiệp, mới có thể tạo ra áo cơm và có được cuộc sống yên bình.

Trong xã hội hiện đại, tùy vào sức ảnh hưởng và du nhập của nhiều nền văn hóa khác nhau. Ông Địa có thể xuất hiện dưới nhiều hình dáng và miêu tả khác nhau tùy nơi. Nhưng với người Việt, phổ biến vẫn là hình ảnh vị thần với chiếc bụng to, vẻ mặt hiền lành với nụ cười khoái chí. Trong Phật giáo ông Địa cũng được coi trọng và rất nhiều người thờ cúng kỹ càng.

Cúng ông địa ngày nào là hợp lý

Theo niềm tin của nhiều người sẽ có những dịp cúng ông Địa khác nhau. Những người gốc Hoa và một số ở miền Nam thường ăn trước một miếng trước bàn thờ. Điều này được diễn giải theo sự tích Thổ Công bị đầu độc nên chết. Chính vì vậy ông rất sợ chết nên khi cúng phải ăn trước một miếng rồi ông mới dám ăn. Còn đối với miền Bắc, việc cúng bái vẫn diễn ra bình thường. Mọi người sẽ cúng ông Địa vào các ngày 1/15 Âm lịch và các dịp lễ khác như: Dịp cuối năm, rằm, tết… Thậm chí một số người còn cúng ông Địa hằng ngày.

Thời gian cúng thần Thổ Địa vào buổi sáng lúc 7-9h (giờ Thìn) là giờ đẹp nhất trong ngày. Hiện nay chúng ta có thể cúng hằng ngày, hằng tháng hằng năm. Tuy nhiên ngày cúng quan trọng nhất là những dịp trọng đại như ngày rằm mùng 10 tháng Giêng, cuối năm.

Mâm cúng ông Địa món gì

Mâm cúng ông Địa cuối năm và ngày tết

Vào dịp cuối năm, đây là thời điểm các gia đình sum họp. Những người con làm việc ở nơi xa trở về, đón cái tết ấm no bên cạnh người thân. Và các hoạt động cúng, đền ơn với những đấng bề trên, tổ tiên diễn ra nhiều hơn. Khác với các dịp khác trong năm, các đồ cúng trong dịp cuối năm cũng như tết có sự đầy đủ và nhiều. Sau đây là một số lễ vật trên mâm cúng ông địa cuối năm.

  • Heo quay, gà vịt các loại
  • Trái cây, bánh trái ngũ quả và hoa tươi
  • Rượu, bia, nước ngọt, nước lọc
  • Chè, xôi, trầu cau
  • Các loại vàng mã

Đây là tất cả những lễ vật và đồ cúng cơ bản cần có trên mâm cúng. Đặc biệt ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những món đồ cúng khác nhau. Vì vậy mọi người cần xem xét trước khi cúng.

Mâm cúng ông Địa ngày mùng 10

Cũng giống như ngày vía Thần Tài, ngày mùng 10 tháng Giêng cũng là ngày cúng ông Địa. Đây là khoảng thời gian đầu năm, mọi người lúc này sẽ cầu mong một năm mới có nhiều tài lộc. Đồng thời mọi việc trong nhà được yên ấm, gia đình hòa thuận, mọi việc thuận buồm xuôi gió. Lúc này mọi người thường mua các loại vàng mã đặc biệt là vàng miếng. Cầu mong sự may mắn cho một năm sắp tới.

Và trên mâm cúng dịp này cũng không kém phần đầy đủ các lễ vật như cúng cuối năm hoặc tết. thức ăn bao gồm 2 món chính là món mặn và món ngọt.

  • Món mặn: Bao gồm heo quay, thịt gà thịt vịt và hải sản nếu có.
  • Món ngọt: Xôi chè, bánh, trái cây…
  • Các lễ vật khác: Vàng mã các loại.

Mâm ngũ quả cúng ông Địa

Ở những vùng miền khác nhau, mâm ngũ quả sẽ có đa dạng các loại khác nhau. Nhưng nhìn đa số trên mâm cúng ông Địa sẽ bao gồm các loại hoa quả tượng trưng cho sự mong muốn của mỗi gia đình. Bao gồm các loại như: Bưởi, xoài, thanh long, dưa hấu, dừa… Tượng trưng cho ý niệm cầu cho mọi chuyện được thuận lợi; chi tiêu tiền bạc có thể đủ xài, dư dả mà không thiếu thốn, gia đình bình an, hòa thuận.

Bài cúng ông Địa đúng chuẩn

Bài khấn ông Địa mỗi sáng

Kính lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa – Ông chủ gia bà chủ đất. Các vị hương linh khuất mặt khuất mày, các Tiền chủ Hậu chủ.

Con tên là……….. niên canh……….., ……….tuổi.

Ngụ tại ngôi gia, số…….. đường……… quận……… tỉnh (thành)………… Việt Nam quốc.

Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được ………………….. (lời khấn thỉnh cầu).

Mọi việc được trọn vẹn, con xin được hậu tạ………… (hứa hẹn trả lễ).

Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành chúng con. Kính bái.

(Khấn xong vái lạy ba lần.)

Bài cúng ông Địa mùng 10

Nam mô a di Đà Phật! (x3)

Chúng con thành tâm kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật!

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ cùng các chư vị Tôn thần. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong đất này.

Con là…………………………

Ngụ tại…………………………

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….

Con thành tâm sửa biện, lễ vật, hương hoa, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng. Bày ra trước án kính mời ngài Thần Thổ Địa.

Cúi xin Thần Thổ Địa thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì. Tín chủ chúng con cầu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, các sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con cúi đầu thành tâm, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (x3)

Bài cúng ông Địa cuối năm

Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa – Ông chủ gia và bà chủ đất. Và các vị hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.

Con tên là………..Tuổi ……….Ngụ tại ngôi gia…

Hôm nay là ngày…. Tháng …. Năm….. Gia đình chúng con thành tâm dâng hương hoa, lễ vật thành cúng. Kính mời thần Thổ địa và các chư vị thần linh thụ hưởng.

Trong một năm qua, chúng con có phạm phải và làm nhiều việc chưa đúng. Nhân dịp tổng kết cuối năm, gia đình con xin tạ lỗi trước các vị. Mong mọi lỗi lầm được ân xóa bỏ qua. Chúng con hứa trong năm tới sẽ làm nhiều điều tốt, mọi sự tốt lành, gia đình an ổn.

Con xin thành tâm kính bái (dập đầu 3 lần)

Bài cúng ông Địa về nhà mới

Nam mô A Di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương chư Phật và các thần linh.

Hôm nay, ngày… tháng… năm…

Con là (tên):… Tuổi….

Ngụ tại:….

Kính cáo đến chư vị Tôn Thần, hôm nay gia đình con chuyển về nơi ở mới. Chúng con xin làm lễ thiên linh vị Thổ địa, mời các vị Thần Linh về nơi ở mới.

Hôm nay, nhân ngày cát nhật lương thần, gia đình chúng con xin làm lễ Thiên di linh vị Thần đài. Xin chuyển bàn thờ Thần Thổ Địa mạch long từ nơi…. sang… Tuy vị trí có thay đổi nhưng hướng đặt bàn thờ vẫn giữ nguyên như cũ.

Chúng con kính xin chư vị Tôn Thần chắp lễ được phép di chuyển bàn thờ các ngài sang nơi thờ cúng mới.

Con xin dập đầu kính bái.

Văn khấn ông Địa ngày rằm

Nam mô a di đà phật!

Kính lạy Thành Hoàng, Ông Địa- Ông chủ gia bà chủ đất và các vị chư thần!

Con tên là…. Hiện đang ngụ tại…..

Hôm nay ngày rằm, chúng con thành tâm dâng hương, trái cây và nhang khói cho các vị. Kính mong Thần Thổ địa và các vị chư thần thụ hưởng. Xin các vị chư thần phù hộ cho gia đình con, mọi việc trong tháng này được diễn ra thuận lợi. 

Con xin dập đầu cung kính. (Vái lạy 3 lần)

Cách cúng heo quay ông Địa

Các loại heo quay cúng ông địa

Thông thường có 4 loại heo quay cúng mà mọi người thường chọn đó là:

  • Heo sữa quay nguyên con
  • Heo quay loại lớn
  • Heo quay miếng
  • Đầu heo quay

Hướng dẫn cách cúng ông địa với heo quay

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, sẽ có những lựa chọn cho heo cúng khác nhau. Đối với heo, cần lựa những chú lợn có da đỏ, không bị cháy xém. Lớp da phải bóng, có độ căng tròn, lớp thịt chín đều, thấm các loại gia vị. Heo khi đặt lên mâm 4 chân phải duỗi thẳng, đầu hướng ra phía trước, tai vĩnh lên. Đồng thời phải được đặt chắc chắn trên mâm, không bị xô lệch.

Các dịp cúng thường có những quy tắc rõ ràng, được truyền miệng từ xa xưa đến nay. Và khi tổ chức lễ phải tuân thủ theo các nguyên tắc đó. Cụ thể khi đặt heo trên bàn cúng phải tuân thủ đúng “lợn quay ra, gà quay vào”. Đầu của heo quay hoặc heo luộc luôn phải hướng ra cửa chính. Bởi heo được cho là con vật may mắn, hút tài lộc và sự sung túc.

Những lưu ý khi cúng Thổ Địa

Khi cúng Thổ địa quan trọng nhất là cái tâm của mỗi người. Nhưng không vì đó mà không chú ý đến các hình thức bên ngoài. Sau đây lananhdalathotel.vn có một số lưu ý mà bạn cần phải tuân thủ:

  • Trước khi cúng bái cần phải lau chùi sạch sẽ các tượng và bàn thờ. Thay nước, thay hoa mới. Phải rửa bằng nước sạch.
  • Đặc biệt vào lúc trời mưa, bạn có thể mang tượng các vị thần ra tắm mưa khoảng 15 phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm thắp hương.
  • Không để các loại hoa, lá hoặc trái cây héo úa trên bàn thờ.
  • Thắp nhang liên tục trong vòng 100 ngày sau khi lập bàn thờ.
  • Vào các dịp lễ rằm, mùng 1 hoặc dịp lễ lớn nên lựa chọn đồ ngọt để cúng.

Kết luận

Qua những thông tin cần biết về cúng Ông Địa chuẩn nhất mà lananhdalathotel.vn đã tổng hợp. Hy vọng bạn đọc đã biết cách bài trí và chuẩn bị mâm cúng đầy đủ. Đồng thời, bài cúng cần được đọc trang nghiêm và với lòng thành kính.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *