Cúng tổ nghề may cần chuẩn bị những gì và những lưu ý cần nhớ

Việt Nam chúng ta là một trong những đất nước có truyền thống tốt đẹp đó chính là uống nước nhớ nguồn. Đây là dịp mà mỗi người sẽ tưởng nhớ về cội nguồn và nguồn gốc của mình. Một trong số đó là cúng tổ nghề may, ngành nghề không lạ và rất phổ biến. Tất cả ai làm trong nghề này đều sẽ tổ chức lễ cúng. Tùy thuộc vào tình hình tài chính mà lễ có thể lớn hay nhỏ. Sau đây bạn hãy cùng lananhdalathotel.vn tìm hiểu những thông tin về lễ này như nào nhé!

Lịch sử của tổ nghề may ở Việt Nam

Tổ nghề là gì?

Còn có những tên gọi khác như tổ ngành, Tổ sư, Đức Thánh Tổ… Đây là một hoặc nhiều người đã có công lớn trong việc sáng lập, truyền bá một nghề nào đó. Như: Tổ nghề sân khấu, tổ nghề báo, tổ nghề xây dựng…

Tổ ngành may là ai

Theo thông tin chính xác, bà tổ nghề may là Nguyễn Thị Sen – Ca Ông Hoàng hậu. Là vợ của vua Đinh Tiên Hoàng thời nhà Đinh của Việt Nam. Quê của bà ở làng Trạch Xá, Hòa Lâm, Ứng Hòa, Hà Nội.

Sự tích về bà tổ nghề may

Bà Nguyễn Thị Sen là cô gái xinh đẹp, đảm đang và rất giỏi trong nghề dệt may thêu thùa. Khi vua Đinh Tiên Hoàng về Trạch Xá chiêu mộ hào kiệt, đã gặp gỡ và kết duyên với bà. Sau khi vào cung, bằng sự khéo léo, bà giúp các cung nữ phát triển và sáng tạo được nghề may.

Đến cuối năm 979, Vua bị sát hại, Hoàng hậu đã cùng con gái là công chúa Liên Hoa về quê hương Trạch Xá và truyền nghề máy cho người dân trong làng. Vào ngày 12/12 âm lịch bà đã mất, người dân tôn bà làm tổ nghề may. Ngày nay, làng Trạch Xá nổi tiếng với nghề may áo dài, các loại áo lễ hội và cung đình. Với nhiều đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nổi tiếng trong và ngoài nước.

Ý nghĩa của cúng tổ nghề may

Không chỉ mâm cúng tổ nghề may nói riêng mà tất cả lễ cúng tổ nghề khác đều thể hiện truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Đó chính là: “uống nước nhớ nguồn” và “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Thể hiện sự ghi nhớ công ơn của người đã có công sáng tạo và truyền dạy nghề cho con cháu.

Hơn hết, mâm cúng giỗ tổ ngành cũng là dịp để con cháu cầu mong tổ phù hộ cho việc làm ăn được suôn sẻ, thuận lợi. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vì vậy mọi người rất tin vào việc thờ cúng. Điều này cũng giúp con người ta an tâm hơn vì luôn có suy nghĩ sẽ có người bảo vệ, chỉ đường trong công việc của mình. Đồng thời, lễ cúng cũng là dịp ý nghĩa trong năm để người trong ngành may có dịp tụ hội với nhau. Chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm quý báu, tạo dựng mối quan hệ và giúp đỡ nhau phát triển.

Giỗ tổ nghề may là ngày nào

Giỗ Tổ nghề may được tổ chức hàng năm vào ngày 12/12 tháng Chạp hằng năm( Âm Lịch). Lễ lớn tại làng Trạch Xá (Hà Nội) và thành phố Hội An (Quảng Nam). Ngoài ra, các tiệm may và các doanh nghiệp may mặc cũng tiến hành làm lễ giỗ tổ. Để thể hiện tấm lòng tri ân và cầu mong làm việc thuận lợi.

Lễ vật cúng tổ nghề may có gì

Mâm cúng đơn giản 

Đối với những hộ và cá nhân kinh doanh nhỏ, không có điều kiện tổ chức một lễ cúng long trọng. Nhưng cũng cần phải đảm bảo những lễ vật sau để tỏ lòng thành kính với bà tổ nghề may.

  • Bình hoa tươi
  • Trầu cau có quét vôi
  • Ly rượu và chén nước
  • Con gà hoặc heo quay nguyên con
  • Mâm trái cây ngũ quả

Mâm cúng cho các doanh nghiệp lớn

Những doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất lớn sẽ có chi phí để tổ chức lễ cúng long trọng hơn. Và sau đây là những lễ vật cần có trong một mâm cúng tổ đầy đủ:

  • Nhang rồng phụng và đèn cầy
  • Giấy cúng tổ nghề may
  • Hoa cúc kim cương bó lớn
  • Trái cây ngũ quả
  • Hũ gạo, muối
  • Nước trà, nước lọc, rượu nếp
  • Trầu cau đã được têm
  • Gà luộc nguyên con
  • Heo sữa quay
  • Bánh bao, bánh hỏi, bánh chưng, bánh tét, xôi
  • Chả lụa

Bài cúng tổ nghề may chuẩn

Nam mô A Di Đà Phật! (x3 lần)

Tín chủ con kính lạy các vị Chư Phật mười phương, Thần Tài Thổ Địa và các vị Thần Linh cai quản xứ này.

Con là:……….Ngụ tại:………..

Hôm nay là  12 tháng chạp năm…………

Chúng con thành tâm sắm sửa lễ vật, hương trà cùng các loại hoa quả. Đốt nén nhang dâng lên trước án kính mời các vị và Thánh sư nghề may. Cúi xin người chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ và bảo vệ chúng con. Tất cả được an lạc, công việc thông hanh, có sức khỏe, tài lộc thăng tiến và làm ăn được thuận lợi

Tâm thành, trước án kính lễ, cầu xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (x3 lần)

Một số lưu ý cần biết trong khi cúng tổ nghề may

Người cúng là nghệ nhân lớn tuổi

Sau khi bài trí mâm cúng đầy đủ, các nghệ nhân lớn tuổi và có đức cao vọng trọng trong nghề thực hiện việc cúng bái. Nếu trong gia đình thì người làm chủ hoặc người làm nghề là người chủ động thực hiện việc này. Ngày nay không phân biệt đàn ông hoặc phụ nữ phải thực hiện việc này.

Ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ, phong thái chững chạc

Khi cúng cần ăn mặc chỉnh tề (áo dài hoặc âu phục). Khấn vái theo nội dung cảm tạ công ơn của vị Tổ nghề khai sáng ra nghề may mặc. Và những bậc tiền nhân đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp. Để có đời sống sung túc và cầu mong nghề nghiệp ngày càng thuận lợi, phát triển hơn về sau. Khi lễ cúng kết thúc, thợ thầy cùng vui hưởng, chuyện trò, trao đổi công việc.

Thời gian cúng vào buổi sáng

Phải thực hiện cúng giỗ tổ ngành may vào sáng ngày 12 tháng Chạp âm lịch. Nên tổ chức vào buổi sáng  hoặc trưa chứ không để đến buổi chiều muộn.

Cúng heo quay tuân thủ nguyên tắc

Đối với những chú lợn quay khi cúng, cần đảm bảo nguyên tắc “Lợn quay ra, gà quay vào”. Điều này theo truyền thống ông bà truyền từ đời trước đến nay. Để thu hút sự may mắn và tài lộc về nhà. Có thể dùng một con dao thái nhỏ cắm trên lưng của heo quay.

Kết luận

Qua bài viết về cách cúng tổ nghề may, lananhdalathotel.vn hi vọng bạn đã biết cách thức chuẩn bị những vật dụng trong mâm cúng. Từ đó thể hiện lòng thành kính và sự chuyên nghiệp trong lễ. Tránh phạm phải những quy tắc làm ảnh hưởng đến công việc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *