Trong tất cả ngành nghề đều có những người sáng lập và lưu truyền chỉ dạy cho các đời sau. Vào các ngày kỷ niệm, cúng giỗ mọi người sẽ tạ ơn các bậc tiền nhân đi trước. Đây là một nét đẹp văn hóa trong văn hóa Việt Nam. Một trong số đó là cúng tổ nghề xây dựng, một ngành nghề rất phổ biến, không thể nào thiếu trong cuộc sống. Vậy các bạn đã biết ngày cúng và mâm cúng như nào chưa, hãy cùng lananhdalathotel.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nguồn gốc và ý nghĩa của tổ ngành xây dựng
Nguồn gốc tổ ngành xây dựng
Theo những gì lưu truyền, tại nước Lỗ vào thời Lục quân. Có một người thợ mộc bỏ ra 3 năm để nghiên cứu và chế tạo ra con diều bằng gỗ để chở được người. Với nguyên lý hoạt động của con diều là tạo hướng gió để thả bay lên trời, dò thám tình hình kẻ địch ở biên thùy. Bậc thầy tài giỏi này tên là Lỗ Ban, sau được tôn sùng là bậc thầy thợ mộc.
Trước thời Lục quốc khoảng 500 năm, cũng ở nước Lỗ có Công Thư Ban. Là người chỉ huy tất cả thợ xây dựng đền đài cung điện, nghiên cứu và chế tạo ra hai dụng cụ. Nhằm phục vụ cho chuẩn xác và mau chóng. Đó là “quy” giống như chiếc compa và “củ” là chiếc thước bọt nước cổ xưa.
Ông tổ ngành xây là ai
Theo dòng lịch sử, đời này truyền sang đời khác và do hoàn cảnh truyền lại. Đến nay, cả Trung Quốc và Việt Nam cũng như một số nước ở Châu Á. Những làng nghề xây dựng đều xem Lỗ Ban là ông tổ ngành. Ông đã để lại cho những người thợ mộc, nề, nhiều bí quyết về thiết kế nhà cửa, vật dụng. Nghề thủ công của Lỗ Ban đã lưu truyền qua hàng nghìn năm, nhận được sự kính trọng của mọi người.
Ý nghĩa ngày giỗ tổ xây dựng – thợ hồ
Điều quan trọng đầu tiên là chúng ta, những vị học trò, con cháu phải biết được ý nghĩa của lễ giỗ đó là gì. Khi hiểu được điều này, chắc chắn việc chuẩn bị và cúng khấn cũng được chỉnh chu, tỉ mỉ nhất. Và sau đây là một số ý nghĩa về ngày giỗ tổ xây dựng.
- Là cách để những thợ, học trò biết ơn và “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đến các thế hệ trước. Tạo những viên gạch đầu tiên và đặt nền móng cho ngành xây dựng.
- Ngoài ra, đây cũng là dịp để những người thợ xây, nhà thầu gửi tấm lòng thành. Và cầu được tổ nghề mang đến sự bình an, may mắn và có nhiều tài lộc.
Ngày cúng tổ nghề xây dựng
Ngày giỗ
Giỗ tổ bắt nguồn từ Trung Quốc được du nhập vào nước ta. Bao gồm các nghề như: Thợ mộc, thợ xây và thợ cơ khí. Trong năm có 2 ngày giỗ chính là 13/6 và 13/12 âm lịch. Có thể nói rằng đây là lễ giỗ được những nhà thầu và thợ xây dựng chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ bậc nhất so với các lễ khác.
Giờ giỗ
Thời gian: Nên tổ chức buổi lễ cúng từ buổi sớm thay vì để vào buổi chiều mới tổ chức. Vào buổi chiều, vận khí sẽ không tốt (do khí âm buổi chiều tối tích tụ nhiều). Và thêm vào đó là mọi người sẽ có nhiều thời gian để ngồi lại chuyện trò, tâm sự. Thường địa điểm tổ chức sẽ tại nơi làm việc, những mảnh đất, công trình chuẩn bị xây dựng
Mâm cúng tổ nghề xây dựng
Mâm cúng khi cúng xây dựng nó cũng giống như những mâm cúng của nghề khác. Các lễ vật trong lễ cúng cần có như sau. Mọi người cần biết hoặc ghi lại để chuẩn bị cho tươm tất.
- Hoa tươi và trái cây, trầu cau: Chuẩn bị mâm ngũ quả và các loại hoa màu sắc đẹp. Không dùng các loại hoa giả
- Nhang rồng phụng, đèn cầy và các loại giấy cúng
- Hũ gạo, muối, xôi
- Các loại trà, rượu, nước lọc
- Bánh bao, bánh chưng, bánh tét và chả lụa
- Heo quay và gà luộc nguyên con
Bài cúng tổ nghề xây dựng
(3 lần) Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, Chư Phật ở mười phường. Kính các chư vị Tôn Thần, Thần Linh cai quản trong xứ này.
Con là………. Hiện đang sống tại……….Hôm nay là ngày…….tháng….năm (Âm lịch)
Hôm nay là lễ cúng, chúng con thành tâm sắm lễ, hoa quả hương trà. Thắp nén hương dâng lên trước án, bài vị. Kính mời Các vị Chư Phật, Tôn Thần, Thần Linh. Và Tổ sư nghề xây.
Cúi xin người thương xót tín chủ con, bỏ qua những lỗi lầm. Phù hộ độ trì bảo vệ cho chúng con an toàn, việc dữ hóa lành, hoàn thành đại sự. Bình an, tránh khỏi những tai nạn không đáng có.
Trước linh vị các Chư Vị Tôn Thần, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần)
Nghi thức cúng giỗ tổ nghề xây dựng
- Đầu tiên phải chuẩn bị đầy đủ những lễ vật. Trước khi mua, bạn cần ghi đầy đủ các vật cần mua ra giấy. Lễ vật càng đầy đủ càng chứng tỏ lòng thành với các vị thần linh.
- Tiếp đến, tới giai đoạn lên đèn, thắp nhang và toàn bộ quá trình này người cúng phải mặc trang phục chỉnh tề, trang trọng. Khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn của ông Tổ nghề đã khai sáng và góp phần nâng cao nghề này. Đồng thời cũng để cầu mong nghề nghiệp ngày càng được thuận lợi và thành công hơn.
- Sau khi kết thúc thì tất cả các thợ, thầy sẽ cùng quây quần để thụ hưởng lộc. Cùng nhau chuyện trò, trao đổi với nhau về mọi việc.
Những lưu ý cần biết khi cúng giỗ tổ ngành xây dựng
Một lễ cúng được diễn ra suôn sẻ và mang đầy đủ ý nghĩa. Sẽ bao gồm một số điều dưới đây:
- Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ các lễ vật mà lananhdalathotel.vn đã nói ở trên.
- Thắp nhang và khấn nguyện, trước khi đọc văn khấn. Văn cúng hoặc khấn phải thành tâm, nói những điều thật lòng.
- Chờ nhang tàn, rót trà, đốt giấy cúng, vàng bạc mã kèm theo.
- Ngoài ra, cúng tổ không đơn thuần chỉ là những hoạt động đơn giản vậy. Nhưng quý công ty, nhà thầu, thợ xây sẽ thuê đội múa lân, mời tiệc tri ân khách hàng nếu là những dự án lớn. Cũng như là cách cầu mong nhiều sự may mắn và dịp để quảng bá thông tin.
- Cách chọn hoa tươi trong lễ cúng sao cho mang lại ý nghĩa may mắn, tài lộc nhất cũng là điều quan trọng. Cũng không nên vẽ vời mua những loại hoa đắt tiền, chỉ cần loại vừa tươi mới, không héo úa, dập hay gãy nát là được. Một số loài hoa có thể dùng khi cúng như: Hoa cúc, hoa cát tường, hoa đồng tiền. Màu sắc của hoa nên là màu vàng, vì màu vàng sẽ đem lại sự may mắn và giàu có hơn.
Kết luận
Qua bài cúng tổ nghề xây dựng, lananhdalathotel.vn đã tổng hợp đầy đủ thông tin. Hi vọng bạn đọc đã biết cách chuẩn bị những lễ vật và cúng đúng cách.