Việc thờ cúng đối với người Việt và một số nước Đông Á là điều rất thiêng liêng. Và là một phần khó thể thiếu trong đời sống tâm linh. Một trong số các lễ vật cần có là hoa cúng, nhằm tăng thêm sự tươi mới. Mỗi loài đều có nét đặc trưng riêng, và có những ý nghĩa khác nhau. Vậy ý nghĩa các loại hoa cúng bàn thờ như nào và không nên dùng những loại nào. Hãy cùng lananhdalathotel.vn tìm hiểu qua bài viết đã tổng hợp dưới đây!
Ý nghĩa thiêng liêng của việc cắm hoa bàn thờ
Việc cắm hoa cúng bàn thờ là một điều có từ xa xưa đến bây giờ. Đây là việc mang ý nghĩa trong đời sống tâm linh và đặc biệt quan trọng. Một bình hoa đẹp sẽ tôn lên vẻ đẹp và chắc chắn mỗi người cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Từ đó trút bỏ đi những gánh nặng, muộn phiền của tâm hồn.
Hoa được xem như là tinh túy, mang nét đẹp của cuộc sống. Vì thế, đặt hoa trên bàn thờ để thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn của con cháu trong nhà. Giống như việc dâng lên tổ tiên và bề trên những gì tốt đẹp và tinh tế nhất. Đồng thời, việc cắm hoa trên bàn thờ nhằm cầu mong cho cuộc sống sung túc, tài lộc và may mắn sẽ đến nhiều hơn.
Bình hoa trên bàn thờ được gọi với cái tên khác là lộc bình những kích thước không quá to. Khi đặt lọ hoa ở hai bên bàn thờ giúp tạo sự uy nghiêm, trang trọng cho không gian thờ. Bên cạnh đó, việc đặt bình hoa gốm sứ không chỉ giúp gia chủ hội tụ và lưu giữ những sinh khí của đất trời. Mà còn giúp mang đến sự sạch sẽ, thanh nhã và tôn nghiêm.
Nên cắm hoa trên bàn thờ số chẵn hay lẻ
Theo quan điểm của các chuyên gia về tâm linh và phong thủy. Các số lẻ từ 1, 3, 5, 7 và 9 được coi là số dương, tượng trưng cho sự may mắn. Các số chẵn 2, 4, 6 và 8 được cho mà điềm xui, không may mắn. Chính điều đó nên khi gia chủ cắm hoa trên bàn thờ thì không nên dùng số chẵn. Và bình hoa sẵ đặt bên trái bàn thờ, gắn với câu nói “ Đông bình Tây quả”. Tức là phía Đông là để bình hoa và phía Tây là để đĩa hoa quả.
Ngoài ra có một số quan điểm nên cắm hoa hợp theo tuổi của gia chủ. Cụ thể, cắm 6 bông đối với người tuổi Mão, Mùi, Hợi. Tuổi Tỵ, Dậu, Sửu nên cắm 9 bông hoa và 2 bông đối với tuổi Dần, Ngọ, Tuất. Còn tuổi Thân, Tý, Thìn thì trong bình hoa phải có 7 bông.
5 loại hoa cúng Rằm thường dùng
Trong văn hóa thờ cúng của người Việt chúng ta, ngày Rằm hàng tháng là một ngày rất quan trọng. Đây chính là thời điểm mọi người thờ cúng các vị thần linh và điều không thể thiếu là những bình hoa tươi. Vậy ngày Rằm tháng 7, Rằm Trung Thu hoặc Rằm các tháng trong năm sẽ cúng hoa gì. Dưới đây là một số loại hoa mà các bạn cần biết.
Hoa cúc vàng- Sự trường tồn vĩnh cửu
Xếp thứ 2 trong tứ quý hoa: Tùng- Cúc- Trúc- Mai. Hoa cúc mang trong mình rất nhiều hình tượng ý nghĩa như: Lòng hiếu thảo, sự trường tồn vĩnh cửu. Hoặc là biểu tượng của sự sống, tài lộc và may mắn. Các dịp cúng Rằm hàng tháng, mọi người thường dùng hoa cúc rất nhiều. Ngoài ra những dịp cúng ông bà tổ tiên hoặc dịp cúng khác cũng dùng nhiều hoa cúc.
Hoa đồng tiền- Thịnh vượng, tài lộc
Đồng tiền là loài hoa tượng trưng cho sự tài lộc, thịnh vượng. Vì vậy đây là loài hoa được một số gia đình lựa chọn cho ngày Rằm. Bên cạnh ý nghĩa mang đến tài lộc, sự thịnh vượng, hoa này cũng tượng trưng cho sức khỏe, tuổi thọ.
Hoa lay ơn- Trang nhã, thuần khiết
Tượng trưng cho sự thuần khiết, trang nhã, nên hoa lay ơn cũng được một số gia đình chọn để cắm ngày Rằm. Khi chọn mua bạn cần chọn những loại có thân hình to, cứng cáp, lá tươi xanh không bị héo úa hoặc bị sâu ăn. Đồng thời số lượng nụ hoa phải nhiều hơn số bông đã nở, vì như vậy sẽ để được lâu hơn.
Hoa cát tường- Tài lộc, may mắn
Tiếp theo trong danh sách hoa cúng là hoa cát tường, loài hoa này tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Màu sắc của hoa đa dạng như: Trắng, đỏ, hồng, tím… Nên gia chủ có thể chọn màu yêu thích bất kì.
Hoa phong lan
Trong các loại hoa cúng Rằm thì hoa Phong lan là loài hoa ít được dùng. Hoa tượng trưng cho sự tài khí, giàu sang và phú quý. Mang đến nhiều may mắn và đây cũng được xem là loài hoa thanh khiết, trang nhã, quý phái. Vì lẽ đó, Phong lan cũng được mệnh danh là nữ hoàng của những loài hoa. Vào ngày Rằm, nhiều gia đình lựa chọn Phong lan để đặt lên bàn thờ với mong muốn nhận được nhiều điều may mắn trong tháng tới.
Hoa cúng bàn thờ Phật có loại nào
Ngoài một số loại hoa ở trên, trên bàn thờ cúng phật ta có thể dùng thêm các loại hoa dưới đây.
Hoa sen- Thanh cao trong sạch
Trong các loại hoa cúng Phật thì không thể nào thiếu hoa sen, đây là loài hoa tượng trưng cho Phật Giáo. Theo truyền thuyết mà dân gian truyền lại, khi Phật mới đản sinh. Và mỗi bước chân ngài đi đều có hoa sen ở dưới đỡ chân. Trái tim con người giống như hoa, khi tâm tính tốt sẽ làm cho đóa sen đó nở ra. Màu sắc hoa nhẹ nhàng, hương thơm dịu nhẹ, phù hợp với khung cảnh trang nghiêm, thanh tịnh của bàn thờ Phật. Hơn hết đặc tính “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là đại diện cho những người hướng về Phật. Tâm hôn vẫn thanh cao, trong sạch mặc dù ở gần những cám dỗ.
Hoa mẫu đơn- Tinh khiết, cao quý
Tiếp theo trong hoa cúng bàn thờ Phật là hoa mẫu đơn. Màu sắc của hoa là màu vàng, trắng hoặc đỏ. Loài hoa này được đặt ở nơi thờ cúng mang ý nghĩa mang lại may mắn đến cho gia đình. Ngoài ra, hoa mẫu đơn còn là biểu tượng cho sự trong sạch, tinh khiết, cao quý của người phụ nữ Việt. Nhiều nơi, người ta còn tin rằng đeo vòng cổ kết bằng hoa này có thể giúp tránh được những chuyện không may, xui xẻo trong cuộc sống.
Hoa đầu lân- Thuần khiết, thấu hiểu
Với tên gọi khác là hoa Sala, Ngọc kỳ lân hoặc hoa hàm rồng. Hoa đầu lân là loại hoa có quan hệ mật thiết với Phật Giáo và được xem như một thánh hoa. Với tông màu đỏ và trắng, mùi hoa êm dịu, có quả nhưng không ăn được. Biểu tượng cho sự thuần khiết, không phân biệt, không chứa đựng sự nghiệt ngã. Khi cắm hoa này trên bàn thờ nhắc nhở chúng ta rằng con người biết yêu thương, thấu hiểu và lương thiện với mọi người xung quanh.
Hoa cúng bàn thờ ngày Tết cổ truyền
Hoa mai vàng- Phú quý, giàu sang
Năm mới ở miền Nam mọi người dùng hoa mai để cầu cho năm mới nhiều điều may mắn. Hằng năm hoa này chỉ ra một lần trong dịp tết đến xuân về. Màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, tiền tài, mong muốn sức khỏe dồi dào và làm ăn phát đạt trong năm mới.
Hoa đào- Bình an, hạnh phúc
Miền Nam có hoa mai thì miền Bắc là hoa đào, đây là linh hoa của năm mới ở đây. Màu hồng mang lại cảm giác ấm cúng, xua tan đi cái lạnh của mùa lạnh. Đào chỉ phù hợp ở những nơi có nhiệt độ lạnh. Biểu tượng của niềm vui, một năm mới bình an, hạnh phúc. Ngoài ra, người xưa còn quan niệm hoa đào mang sinh khí có thể xua đuổi tà ma.
Hoa ly- Đức hạnh, kiêu hãnh
Hoa ly với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau được nhiều gia đình Việt Nam hiện đại yêu thích. Hoa ly có hương thơm mạnh mẽ hòa hợp với mùi trầm, giữ được lâu. Tượng trưng cho sắc đẹp, đức hạnh và kiêu hãnh, thường dùng để ca ngợi những người phụ nữ.
Hoa huệ- Tinh khiết, trong sạch
Sắc trắng tinh tôi của loài huệ biểu tượng cho sự tinh khiết, trong sạch và thanh tao… Do đó, loài hoa này thường được để chưng lên bàn thờ trong ngày Tết. Chỉ cần một bó hoa huệ là bàn thờ nhà bạn đã trở nên đẹp và sang trọng hơn. Gửi gắm niềm tin về một năm mới có nhiều thành công, sung túc…
8 loại hoa cúng bàn thờ không nên đặt
Hoa ly
Hoa ly là loài hoa đẹp và rực rỡ, nhưng không phải lúc nào cũng có thể đặt trên bàn thờ. Vì tên của loài hoa này liên tưởng đến ly tán, chia ly và mang sự xa cách.
Hoa phong lan
Với chữ “phong”, loài hoa này có ý nghĩa phong tình, phóng túng. Nên nhiều người hạn chế hoa phong lan để cắm trên bàn thờ vào các ngày lễ.
Hoa sứ
Trong các loại hoa cúng bàn thờ, hoa sứ là loài hoa đẹp nhưng là loại cấm kị không được đặt trên bàn thờ. Vì hình dáng của loài này giống bộ phận nhạy cảm ở phụ nữ. Ngoài ra theo sự tích ở Lào, hoa đại còn mang lại điều không may trong tình yêu.
Hoa nhài
Tiếp theo trong các loài hoa cúng bàn thờ là loài hoa nhài. Với màu trắng tượng trưng cho sự trong sạch, tinh khiết. Tuy nhiên, trong dân gian đây là loài hoa không đứng đắn và hay gặp nghịch cảnh.
Cúc vạn thọ
Đây là loài hoa không may mắn trong phong thủy. Ngoài ra hoa còn có mùi rất hôi, không được nhiều người dùng để thờ cúng.
Các loài hoa khác
- Hoa cúc áo: Với hình dạng nhỏ, xinh xắn và màu sắc rực rỡ. Có thể dùng loài hoa này chữa bệnh rất tốt. Nhưng chỉ cắm với ý nghĩa trang trí không gian, chứ không được đặt trên bàn thờ.
- Hoa phù dung: Có cái tên đẹp, nhưng lại nhanh tàn. Loài này sẽ đổi từ màu trắng muốt sang hồng, đỏ, rồi sậm dần theo từng ngày và cuối cùng là lụi tàn. Khiến phù dung trở thành loại hoa kiêng kỵ trong việc thờ cúng.
- Hoa dâm bụt: Có màu sắc đẹp nhưng không được sử dụng trong việc thờ cúng. Vì cái tên mang ý nghĩa không được tốt đẹp.
Những lưu ý khi dâng hoa cúng trên bàn thờ
- Khi dùng hoa cúng tránh sử dụng hoa nhựa hoặc hoa giả. Ngoài ra các loại hoa không tươi và héo cũng không được dùng.
- Tránh chọn hoa có màu hồng nhạt hoặc phớt đỏ. Thay vào đó chọn loại có màu vàng và đỏ sẽ mang lại may mắn và tâm linh hơn.
- Các loài hoa có mùi hương dịu nhẹ và dễ chịu sẽ tốt hơn. Đồng thời thể hiện sự trang nghiêm và tôn kính cho nơi thờ cúng.
- Khi cắm hoa vào bình phải phân bố các nhành hoa cho đều. Từ đó hoa nở ra sẽ đẹp và nhìn sang trọng hơn.
- Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng không nhất thiết phải cắm quá nhiều loại trong bình. Vì quá nhiều màu sắc sẽ làm mất đi sự trang nghiêm và thanh tao.
Lời kết
Qua bài tổng hợp hoa cúng bàn thờ của Lễ Trần ở trên. Hy vọng bạn đọc đã biết được những loài hoa nào phụ hợp cho các dịp cúng khác nhau. Từ đó, việc cúng bái trở nên tốt hơn và chuyên nghiệp hơn.