Hiện nay, hoa trái nhiều chủng loại, nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhưng trong những ngày lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam thì không thể thiếu các loại đặc trưng của vùng đất này. Các loại như: Vải, mận, xoài… đã gắn liền với tuổi thơ biết bao con người. Và một phong tục không thể thiếu trong Tết đoan ngọ đó là tục khảo cây mùng 5 tháng 5. Bạn đã nghe về tục này chưa, hãy cùng lananhdalathotel.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các phong tục độc đáo trong ngày tết đoan ngọ
Ăn cơm rượu nếp cẩm
Ngày Tết đoan ngọ có một món đồ ăn mà không thể thiếu đó là cơm rượu nếp. Theo y học cơm rượu có vị ngọt, tác dụng bổ trung ích khí. Đồng thời dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm,… Vào ngày 5/5 âm lịch, tất cả mọi người ăn cơm rượu nếp cầu mong may mắn, loại bỏ những bệnh tật của cơ thể.
Thưởng thức thịt vịt
Thịt vịt có nhiều công dụng tốt cho cơ thể, nên vào mùng 5 tháng 5 rất phù hợp cho nhiều người. Với quan niệm “diệt sâu bọ”, chữa bệnh của thịt vịt. Với tính chất mát, tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương trong cơ thể. Nên được lựa chọn làm món chính trong ngày này. Nếu đầu tháng là món ăn kiêng kỵ, nhưng trong tháng 5 âm lịch lại là món ăn ưa chuộng.
Tắm lá thuốc
Phong tục của người Việt thường hái lá thuốc vào giờ Ngọ sau khi ăn cỗ mùng 5 tháng 5. Lúc này dương khí đạt cực tốt, các loại như: Ngải cứu, kinh giới, tía tô, sả, cam thảo đất, bưởi… Lá thuốc sau khi hái được đem phơi khô để uống dần hoặc làm nước tắm.
Ngoài những phong tục trên thì ngày này còn có nhiều phong tục khác nữa: Ăn trứng luộc, bánh đa, kê, đào, mận, muôi, dưa hấu, uống nước dừa… Tùy thuộc vào vùng miền. Đặc biệt là tục khảo cây ngày tết đoan ngọ.
Ý nghĩa tục khảo cây mùng 5 tháng 5
Tục khảo cây mùng 5 tháng 5 là một trong những tục lệ mang nét đẹp văn hóa nông nghiệp của người Việt. Nhưng thời gian gần đây đang bị mai một dần vị sự hiện đại của cuộc sống. Mọi người không còn phụ thuộc quá nhiều vào các đấng thần linh và cuộc sống đô thị hóa quá nhanh. Với ý nghĩa mong ước về cuộc sống sung túc, không phải lo cái ăn cái mặc, trong nhà no ấm. Khảo cây lấy quả là hoạt động mà người ta sẽ tra khảo cây để yêu cầu cây ra quả nhiều hơn. Điều này có vẻ phi lý, nhưng với trí tưởng tượng phong phú cùng với niềm tin mãnh liệt của người xưa. Tục lệ này đã được lưu truyền qua hàng trăm năm từ nhiều đời và là một nét đẹp đáng gìn giữ.
Cách khảo cây ngày tết đoan ngọ bạn cần biết
Các loại cây thường được khảo
Các loại cây bị khảo thường là những cây ăn quả có trong vườn. Nhưng ra ít hoặc không ra quả, hay bị sâu bệnh. Theo đó, nếu trồng cây ăn quả đã lớn mà mãi chưa thấy ra quả, hoặc có nhưng rất ít. Hoặc ra nhiều hoa nhưng không đậu quả, rụng lúc quả còn non. Gia chủ sẽ tiến hành tục khảo cây lấy quả vào ngày mùng 5 tháng 5 (âm lịch). Để cho cây ra quả tốt hơn trong thời gian tới.
Thời gian khảo cây tốt nhất?
Mỗi vùng miền sẽ có một cách khảo cây khác nhau. Nhưng thời gian diễn ra tốt nhất là vào 12h trưa. Lúc này chủ nhà sẽ chuẩn bị sẵn 1 cái vồ gỗ, chày hay dao to mang ra vườn gõ vào cây kèm theo lời nói rất to. Lời vấn đáp khi “đánh cây” cũng rất đa dạng. Có nơi có hẳn một bài vè để khảo cây, có nơi lại chỉ diễn nôm đơn giản. Và dưới đây là cách khảo cây ngày tết đoan ngọ đúng chuẩn ở các vùng miền.
Cách khảo cây như thế nào là đúng
Tục khảo cây mùng 5 tháng 5 cần có 2 người. Một người đảm nhận nhiệm vụ trèo lên các cây ăn quả trong vườn, một người sẽ đóng vai cây.
Công việc người ở dưới gốc cây
Người ở dưới gốc cây sẽ cầm gậy hoặc dao gõ vào thân cây từ 3- 5- 7 cái. Vừa gõ vừa hỏi câu: “Tại sao năm nay ra quả ít?”. Hoặc nếu diễn theo bài vè, sau khi đứa nhỏ đóng vai cái cây trèo lên cây cần khảo. Còn chủ nhà ở dưới sẽ lấy cái vồ hay dao, chày gõ vào cây và nói: “Dâu dả dâu da, ra quả cho bà, không thì bà đánh”. Tên cây có thể tùy ý thay đổi cho phù hợp với tình cảnh mỗi nơi.
Công việc người ở trên cây
Tục khảo cây ngày tết đoan ngọ đối với người trên cây: Là có nhiệm vụ đáp trả lại lý do tại sao ít ra quả hoặc không ra quả. Nguyên nhân do sâu bệnh hoặc do thời tiết và người trên cây sẽ đáp lại lý do cây ra quả ít. Người đứng dưới lại tiếp tục hỏi mùa tới có ra quả nhiều hay không? Nhiều hay ít quả và nói rằng nếu không cho quả như ý muốn thì sẽ bị đốn hạ. Người trên cây trả lời những câu hỏi với giọng cuống quít, van xin đừng đốn. Đồng thời hứa hẹn sẽ cho nhiều quả to hơn vào mùa sau. Hoặc đọc theo câu vè: “Xin bà nhẹ tay, năm nay con xin ra quả.”. Đơn giản vậy là xong việc khảo cây. Sau đó 2 người vào nhà dùng cơm, cũng đúng lúc mâm cỗ dọn xuống là vừa.
Lời giải thích khoa học cho tục khảo cây
Thực vật sinh trưởng và phát triển nhờ vào chất dinh dưỡng để nuôi thân và lá. Khi ta dùng dao chặt vào thân sẽ vô tình khiến cây ức chế sự sinh trưởng tự nhiên. Nếu cây quá xanh tốt nhưng không ra trái, đồng nghĩa với việc cây đang phát triển đồng đều ở các bộ phận. Nếu ta chặt vào thân, lúc này cây sẽ gặp điều kiện sinh trưởng không thuận lợi. Theo quy luật, cây sẽ tập trung đưa dưỡng chất nuôi quả, nhằm duy trì nòi giống (ra quả) nếu như cây chết. Thực chất đây chỉ là tác động của con người sinh quá trình phát triển tự nhiên của cây. Theo quy luật trao đổi chất, cây sẽ dùng hết khả năng để nuôi quả.
Còn theo lý do khác, tương tự như cơ thể con người. Khi có vết thương các tế bào, máu sẽ tập trung vào chỗ vết thương ấy, nuôi dưỡng nó mau lành hơn. Vì vậy, cơ thể phải kích thích sản sinh tế bào để mau chóng làm lành vết thương. Cây cũng bị kích thích phải tập trung chất dinh dưỡng, phát triển cây tốt hơn và cho nhiều trái hơn. Đồng thời, chất sắt trong dao (Fe) sẽ cung cấp khoáng vi lượng. Từ đó kích thích quá trình ra hoa của cây, tương tự như việc đóng đinh hay cắm mảnh sành vào để tăng trưởng nhanh.
Kết luận
Tục khảo cây mùng 5 tháng 5 là một nét đẹp trong văn hóa nông nghiệp của người Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên không phải chỉ với hành động này sẽ làm cây ra quả tươi tốt. Việc trồng cây cho ra năng suất cao còn phụ thuộc vào kỹ thuật trồng trọt. Từ đó cây mới phát triển tốt và cho ra kết quả cao.