Lễ cúng tạ mộ là một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt có từ lâu đời. Thể hiện sự hiếu thảo của con cháu trong nhà và truyền thống uống nước nhớ nguồn. Dịp này có 2 ngày đó là cúng cho mộ mới xây và cúng tạ mộ cuối năm. Để chuẩn bị lễ cúng tươm tất thì cần chuẩn bị nhiều đồ. Từ việc mua mâm lễ cho đến văn khấn cần chuẩn xác. Nhưng không có nhiều người biết chi tiết, sau đây lananhdalathotel.vn sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc về nghi lễ này.
Vì sao phải cúng tạ mộ
Lễ cúng tạ mộ là gì
Lễ tạ mộ mang ý nghĩa uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, những người đã mất. Đồng thời cầu mong sự may mắn, bình yên cho những người còn ở dương thế. Cảm tạ các vị Thần linh, quan thần thổ địa, gia tiên và xin được sức khỏe, bình an và tài lộc.
Khi lễ tạ cần lưu tâm đến các cụ tổ tiên trong dòng họ. Nhiều gia đình thực hiện xây mới mộ tam đại, tứ đại cần quan tâm lễ tạ phù hợp và chuẩn chỉnh. Mộ tam đại còn có tên gọi là mộ 3 đời. Đây là nơi chôn cất của 3 đời liên tiếp nhau, thường là nam trong gia đình, bao gồm: Cụ nội, ông nội và bố của gia chủ.
Ý nghĩa cúng mộ
Tạ mộ là một trong những nghi lễ truyền thống trong văn hóa người Việt. Thể hiện lòng tôn trọng và sự hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên. Dịp này thường bắt đầu từ ngày 23 – 30 tháng Chạp, gia đình sẽ sắm sửa lễ vật để mang ra mộ tổ tiên, người thân đã khuất. Để làm lễ tạ Thổ thần, lau chùi, sửa sang vong linh trước thời khắc năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới.
Bên cạnh đó lễ tạ mộ người mới mất để cầu mong cho sự yên nghỉ và ra đi thanh thản. Đồng thời còn là cách để bày tỏ tâm nguyện của con cháu, mong người đã mất phù hộ cho sức khỏe, công danh và bình an…
Thời gian cúng mộ mới xây
Tất cả các lễ cúng của người Việt đều phải chọn ngày tốt phù hợp. Đặc biệt là những lễ liên quan tới mộ phần. Tạ mộ vào ngày nào sẽ phụ thuộc vào phong tục từng địa phương. Thông thường có một vài ngày cố định và một số loại sẽ chọn ngày tốt. Bắt đầu từ ngày đưa ông Táo lên trời 23/12 (âm lịch) và kết thúc vào 30 Tết Nguyên Đán (ngày cuối của năm cũ). Con cháu trong nhà sẽ dọn dẹp mộ phần sạch sẽ và làm lễ tạ mộ cuối năm. Để mời ông bà tổ tiên vào ăn tết và cảm tạ thần linh dung dưỡng phần mộ an lành.
Chọn ngày cúng tạ mộ mới xây
Ngày cúng lễ tạ mộ mới xây sẽ là ngày hoàn thành việc xây dựng mộ phần. Cũng có thể chọn ngày tốt hợp tuổi, ngày hoàng đạo gần với ngày sau khi xây mộ xong để làm lễ cúng. Cách tốt nhất là gia đình nên tham khảo ý kiến của thầy để cúng.
Ngày cúng lễ tạ mộ cuối năm
Nhiều người quan niệm, trong khoảng thời gian từ 23 -30(âm lịch) tháng cuối cùng của năm để làm lễ. Lúc này mọi người sẽ dọn dẹp sạch sẽ và làm lễ tạ, mời ông bà tổ tiên về ăn tết và cúng các Thần linh. Đặc biệt ngày Tảo mộ 25 tháng Chạp là ngày được nhiều người trở về để chăm lo mộ phần.
Chọn ngày lễ tạ mộ đầu năm
Ngày này thường vào Mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, còn có tên gọi khác là lễ Thanh Minh. Vào ngày này gia chủ sẽ chuẩn bị các lễ vật và mâm cúng để thể hiện lòng thành kính.
Lễ vật cúng tạ mộ
Lễ vật cúng tạ mộ mới xây xong
Nhiều người cho rằng mộ mới xây thì không cần cúng, vì ở nhà đã có lễ cúng 21, 49 ngày rồi. Nhưng đối với lananhdalathotel.vn, khi xây mộ cũng như cất nhà cho người mất. Vì vậy cũng cần tiến hành các nghi lễ như người ở dương thế tổ chức. Các lễ vật cần chuẩn bị như sau và chia làm 3 phần:
- Phần lễ thần linh, thổ địa: Xôi, thịt luộc, tiền xu, vàng mã…
- Phần lễ gia tiên: 10 bông hoa tươi, trầu cau, đĩa trái cây, 3 lá trầu 3 quả cau, mâm xôi gà luộc nguyên con, heo sữa quay, rượu trắng, bia, bao thuốc, gói chè, nến, 5 cái chén.
- Phần mã: 1 cây vàng hoa đỏ, 5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm, tím), 5 bộ mũ, áo, hia, cờ lệnh, kiếm, roi. Trên lưng mỗi con ngựa phải có 10 lễ tiền vàng, quần áo cho người trong mộ phần. Có thể sắm thêm tiền âm phủ và vàng lá…
Cúng tạ mộ cuối năm có gì
Mọi người cần thực hiện việc lau chùi, dọn dẹp sửa sang lại lăng mộ. Việc này cần làm một cách thành tâm, cẩn thận để ngôi mộ được khang trang và sạch. Lễ vật cần chuẩn bị bao gồm:
Lễ tạ thần linh, thổ địa: Có mâm xôi gà, xôi giò hoặc bánh kẹo ngọt
Đồ lễ tạ tổ tiên cúng tạ mộ cuối năm: Các loại trái cây, hoa tươi, đèn hương nhang, trầu cau, rượu trắng, nước, chè thuốc, sớ lễ tạ mộ, vàng mã.
Văn khấn lễ cúng tạ mộ
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
Con kính lạy: Xứ thổ địa chính thần, Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này. Kính lạy vong linh……….
Hôm nay là ngày…tháng…năm… (âm lịch) Con là:…….Thành tâm sắm sửa phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo các Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.
Nguyên có vong linh của gia đình, chúng con là:……….hiện phần mộ đang được an táng ở nơi này. Đội ơn Chư vị Tôn thần đã che chở, ban ân, vong linh được yên ổn nơi chín suối. Cầu mong duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm. Linh ứng hướng dẫn các công việc được đầu xuôi đuôi lọt. Nhờ vậy toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ.
Nay nhằm ngày lành tháng tốt, chúng con sắm sửa lễ tạ mộ, mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần nhận hưởng lễ vật, chứng minh lòng tâm đức.
Âm dương cách trở, chỉ có bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin người chứng giám. Cẩn cáo!
Những lưu ý khi cúng mộ người mới mất
- Tạ mộ vào giờ nào tùy vào điều kiện, thời tiết thuận lợi, và sức khỏe của người cúng. Nhưng tốt nhất nên chọn ngày nắng ráo, ấm áp. Tránh thời tiết âm u vì có nhiều âm khí.
- Dịp này cha mẹ cần cho trẻ đi theo tạ mộ. Đầu tiên là để biết dần vị trí phần mộ, sau đó là tập cho trẻ thói quen kính trọng, hiếu đễ tổ tiên.
- Tránh đi tạ mộ quá sớm hoặc vào chiều muộn. Bởi lúc đó sương đêm chưa tan, chiều tối và đêm âm khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe cũng như vấn đề tâm linh.
- Khi thời tiết mưa gió, sấm chớp bất ổn thì không đi tạ mộ.
- Nghi lễ cúng tạ mộ không cần làm linh đình, tốn kém để khoe mẽ. Cũng không cần đặt nặng về hình thức, đốt vàng mã lớn kiểu mê tín.
- Không nên ăn các đồ cúng ở nghĩa trang, vì dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa (chưa kể đến những vấn đề tâm linh).
- Không được đùa giỡn, ngồi lên những ngôi mộ, sẽ bị coi là bất kính.
- Khi đi tạ mộ về, nên hơ lửa hoặc tắm qua nước gừng. Nhằm để thanh lọc các chướng khí, âm khí bám vào người và quần áo.
- Những người không nên đi tạ mộ bao gồm: Phụ nữ có thai, đau ốm hay đang thời kỳ đèn đỏ; Trẻ dưới 10 tuổi; Người có sức khỏe yếu.
Kết luận
Qua bài viết về lễ cúng tạ mộ, lananhdalathotel.vn hi vọng mọi người đã hiểu rõ hơn về lễ cúng này. Đây cũng là dịp con cháu tưởng nhớ về người thân, ông bà tổ tiên đã mất. Một nét đẹp trong truyền thống văn hóa nhớ về cội nguồn của người Việt.