Ăn chay là một nét đặc trưng, xuất phát từ các tín đồ Phật giáo. Với ý nghĩa tránh tham sân si và mang tới một tâm hồn thanh tịnh. Ngày nay việc ăn chay không dừng lại ở một nhóm người nhất định. Mà đã phổ biến ra rất nhiều người và cộng đồng khác nhau. Với các món chứa nhiều chất dinh dưỡng và dễ làm. Việc chọn ăn chay vào ngày rằm và các dịp lễ làm phong phú thêm nền ẩm thực. Sau đây lananhdalathotel.vn sẽ hướng dẫn mâm cơm chay cúng giỗ có thể làm tại nhà cho bạn đọc.
Ý nghĩa của việc làm mâm cơm chay cúng giỗ
Nguồn gốc của việc ăn chay
Theo các Tôn giáo, thường khuyên tín đồ của mình ăn chay 2 ngày trong 1 tháng. Vào lúc đêm tối nhất là Mùng 1 và trăng sáng nhất là đêm Rằm. Lúc này mặt trăng gần trái đất nên là thường có các hiện tượng thủy triều. Cơ thể con người, nước chiếm ⅔ cơ thể nên lúc này cũng chịu lực hút của mặt trăng. Làm cho nước trong cơ thể có lực hút nghiêng về phía nó.
Nước được coi là âm, mà âm có tính chạy lên tác động tới hệ thần kinh. Từ đó làm cho tâm trí rối loạn, bất an, tự chủ không kiềm chế được. Vì vậy ăn thịt sẽ làm tính hung hăng mạnh lên, từ đó người cũng hung dữ hơn. Do đó, việc ăn chay, nhẹ nhàng thanh khiết giúp giảm bớt tính nóng này đi.
Ý nghĩa của việc ăn chay ngày cúng
Việc ăn chay có ý nghĩa tâm linh rất quan trọng. Đồng thời cũng có ý nghĩa về mặt sức khỏe như sau:
- Vào lúc trước, vào dịp trăng tròn được gọi là “ngày đẹp”. Đây là thời điểm để mọi người tổ chức lễ hội, vui chơi. Và cũng được xem là thời điểm thích hợp để thưởng thức ẩm thực chay.
- Đây là thời điểm tinh thần trở nên không ổn định, tâm tính thất thường. Nên việc ăn chay sẽ giúp giữ cho tâm hồn thanh tịnh, tránh các kích động.
- Nhiều người dùng các thực phẩm chay để giữ cho vóc dáng và cơ thể được đẹp hơn.
Là người dân Việt Nam, không có ai không biết đến phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến vong linh của những người đã khuất. Vì thế, việc lựa chọn mâm cơm chay cúng giỗ là điều vô cùng quan trọng.
Lợi ích của việc ăn chay? Ai nên ăn chay
Ngày nay không chỉ những ai theo tôn giáo như đạo Phật thì mới ăn chay. Những người bình thường cũng thường xuyên lựa chọn món chay vào bữa ăn hằng ngày. Với đa dạng các đối tượng từ người già cho đến trẻ nhỏ. Bởi những món chay có nhiều chất xơ, Vitamin, chất béo tốt và Protein từ thực vật tốt cho sức khỏe. Từ đó cải thiện tốt hơn tình trạng sức khỏe bản thân. Đẩy lùi các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm Cholesterol, tăng quá trình trao đổi chất, giảm Stress,.. Và điểm quan trọng nhất là không làm tăng cân. Hỗ trợ rất tốt trong quá trình giữ vóc dáng khỏe đẹp cho mọi người.
Những món chay có thể cúng
Nem chay
Nem là một món ăn rất quen thuộc, khó có thể thiếu trong những thực đơn các món cỗ, cúng, giỗ, lễ tế. Ở mâm cơm chay cúng giỗ, nem được làm chủ yếu từ nguyên liệu là các loại nấm, rau củ quả và đậu. Mang lại được vị đậm đà, tự nhiên đồng thời không mất đi hương vị đặc trưng của vị nem chay thông thường. Mặc dù chúng không được làm từ thịt, tôm hoặc trứng như các loại mặn khác.
Giò lụa chay
Giò lụa chay được làm từ các nguyên liệu rất đơn giản, nguyên liệu chính là phù trúc và váng đậu. Cách làm cũng không có gì khó khăn và tốn ít thời gian. Đây là một trong những món ăn rất phù hợp và không thể thiếu trong thực đơn món chay cho ngày giỗ.
Xôi chay
Từ xưa đến nay, xôi vẫn là món luôn được nhắc đến đầu tiên trong các dịp lễ, tết hay cúng ông bà, tổ tiên. Ta có thể lựa chọn rất nhiều nguyên liệu để tạo thành món xôi chay. Tuy nhiên, xôi đậu xanh vẫn là loại được yêu thích và dùng nhiều nhất. Hiện nay, nhiều gia đình cũng biến tấu món xôi này thành các món như: Xôi gấc, xôi dừa, xôi ngô… Để tạo sự tươi mới và đỡ nhàm chán hơn trong ngày cúng.
Miến chay
Một bát miến chay sẽ giúp cho thực đơn món chay cho mâm cúng giỗ thêm đủ đầy. Thông thường, món miến mặn dùng mộc nhĩ và thịt chính là nguyên liệu chính để làm nhân. Đối với miến chay, để ngon hơn bạn có thể thay thịt bằng các loại nấm hoặc các loại rau củ quả.
Rau xào
Rau xào là món không thể nào thiếu trong mâm cúng. Ta có thể dùng các loại như đậu que, cà rốt để xào. Không những phù hợp mà còn làm tăng màu sắc. Khi xào nên cắt thành sợi những loại rau củ đó để nhanh chín, không bị sậm màu.
Đậu khuôn
Đối với đậu khuôn bạn có thể dùng đậu trắng hoặc chiêng lên tùy vào khẩu vị. Đây là món ăn đơn giản không cần quá cầu kỳ. Nếu bạn có thời gian và muốn chế biến theo những cách khác thì có thể tham khảo: Đậu phụ chiên sả ớt, đậu hũ xào rau củ, đậu phụ sốt cà chua…
Cách bày mâm cơm chay cúng giỗ
Mâm cơm chay cúng giỗ 1
Trong mâm chay này lananhdalathotel.vn muốn giới thiệu đến các bạn những món chay sau: Cơm sen thập cẩm; Xôi chay đậu xanh; Nấm sốt xì dầu; Salad hoa quả; Đậu hũ non chiên giòn; Rau củ xào thập cẩm; Canh chay; Chè đậu xanh; Bánh trôi nước nhân đậu xanh.
Mâm cơm cúng chay ngày giỗ 2
Bạn có thể chuẩn bị các món chay sau đây trong mâm chay ngày giỗ: Thịt kho tàu chay; Canh khổ qua nhồi đậu hũ; Bún xào chay; Chả giò chay đậu xanh; Món xào thập cẩm; Cơm trắng; Nấm rơm kho sả ớt; Canh nấm chay…
Mâm cúng chay đơn giản 3
Trong mâm thứ 3 này, có các món như sau: Bánh tét/ bánh chưng nhân đậu xanh; Xôi gấc/ xôi dừa, hạt sen; Bì cuốn, giò chả chay khoai lang; Canh chua chay; Mít non kho chay; Cà ri chay; Dưa cải chua, củ kiệu…
Các lễ vật trong lễ cúng
Ở trên là các món ăn có thể tham khảo và làm trong mâm cúng của mình. Sau đây là những lễ vật cần có khi cúng. Tuy vào những dịp lễ nào sẽ có những món khác nhau, nhưng cơ bản bạn cần chuẩn bị các thứ sau đây:
- Bình hoa tươi (không dùng các loại hoa héo hoặc hoa giả)
- Mâm ngũ quả bao gồm các loại trái cây theo mùa hoặc theo sự mong muốn của người cúng
- Nhang, đèn, nến
- Rượu, trà, nước lọc và bánh kẹo
- Vàng mã, tiền giấy ( không cần quá nhiều nhưng không nên thiếu ở một số dịp lễ)
Kết luận
Trên đây, lananhdalathotel.vn đã cung cấp những thông tin cần biết về mâm cơm chay cúng giỗ. Hy vọng bạn đã biết trên mâm cúng cần có những món gì và đặc biệt là ý nghĩa của việc ăn chay. Từ đó giúp cho bản thân nhận ra tầm quan trọng, góp phần làm phong phú cho thực đơn của mình.