Mâm cúng rằm tháng giêng như nào để cầu may mắn tài lộc cả năm

Đối với người Việt, tháng Giêng là tháng có rất nhiều dịp lễ quan trọng. Và một trong số đó là cúng Rằm tháng Giêng. Dịp này mọi người cần cầu mong an bình, may mắn trong một năm sắp tới. Vậy để chuẩn bị một mâm cúng Rằm tháng Giêng như nào là chuẩn chỉnh nhất. lananhdalathotel.vn sẽ hướng dẫn bạn đọc tất cả những thông tin về dịp lễ này qua bài viết dưới đây.

Nguồn gốc và ý nghĩa mâm cúng rằm tháng giêng

Tháng giêng là tháng nào

Trong âm lịch, thuật ngữ tháng Giêng (hay Chính Nguyệt), dùng để chỉ tháng đầu tiên của năm. Ngày đầu tiên của tháng này được gọi Tết Nguyên Đán. Đa phần các ngày lễ hội của Việt Nam hiện nay được tập trung trong tháng này. Đồng thời đây là tháng không được phép nhuận. Rất thú vị là mọi người không thể ăn hai Tết Nguyên Đán trong vòng chỉ có một tháng. Đôi khi người ta vẫn gọi là tháng một, tuy nhiên đa phần mọi người sẽ hiểu tháng một âm lịch là tháng thứ 11 trong những năm âm lịch.

Ý nghĩa của mâm cúng rằm tháng giêng với người Việt Nam

Ngày rằm tháng Giêng là ngày 15/1 (Âm lịch), ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Theo phong tục xưa gọi là Tết Nguyên Tiêu. Vào dịp này người Việt Nam thường đi lễ Chùa, lễ Phật để cầu mong cho sự bình yên, khỏe mạnh ở năm mới. Đây là lễ tiết có thể gọi là quan trọng nhất trong năm. Nên có câu nói như sau: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Tùy vào điều kiện kinh tế hoặc phong tục tập quán mà trong mâm cúng ở mỗi vùng sẽ có những lễ vật khác nhau. Nhưng đều là để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu với ông bà, gia tiên. Và các Thánh thần, Đức phật, Thổ công, Thần Tài. Nhằm cầu mong năm mới có nhiều sức khỏe, an lành và may mắn trong mọi việc.

Cúng rằm tháng giêng vào ngày nào là tốt

Ngày để cúng rằm

Tết Nguyên Tiêu thường được bắt đầu từ tối ngày 14 (đêm trước trăng rằm). Và đến hết ngày 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng theo lịch Âm. Thông thường sẽ tổ chức vào ngày 15. Tuy nhiên, nếu bận rộn nên nhiều gia đình thường cúng sớm vào ngày 14. Theo các chuyên gia về văn hóa, phong thủy, việc cúng Rằm có thể sớm nhưng không được quá 1 ngày. Điều này làm mất đi ý nghĩa và dẫn đến sự không linh thiêng.

Giờ cúng rằm tháng Giêng

Ngoài việc làm mâm lễ cúng đúng ngày, điều cần làm là phải chọn được giờ tốt, phù hợp với gia chủ. Giờ đẹp nhất là giờ Ngọ, tức là vào 12h trưa. Bởi trong khung giờ này thần Phật sẽ giáng thế, chứng giám tấm lòng thành của tín chủ.

Nhưng cuộc sống càng hiện đại, công việc cúng bái cũng đã được lược giản đi ít nhiều. Người ta chú tâm vào vào lòng thành tâm hơn là những quy cũ, lễ nghĩa như trước. Vì thế, có thể chọn những giờ khác ngoài giờ Ngọ. Chỉ cần trước 19h ngày 15 tháng Giêng là được, sau đây là một số giờ hoàng đạo:

  • Ngày 14 tháng Giêng: Giờ Thìn (7 – 9h), Tỵ (9 – 11h), Thân (15 – 17h), Dậu (17 – 19h).
  • Ngày 15 tháng Giêng: Giờ Thìn (7 – 9h), Ngọ (11 – 13h), Mùi (13 – 15h).

Mâm cúng rằm tháng giêng cần có món gì

Mâm cúng rằm tháng giêng chay

Đối với nhiều gia đình theo đạo hoặc thờ Phật. Vào ngày rằm tháng Giêng, thường chuẩn bị một mâm cỗ chay để cúng Phật. Màu sắc của từng món trong mâm cỗ chay tương ứng với ngũ hành. Bởi ăn chay là một phương pháp hướng đến sự cân bằng và tối giản, tốt cho cơ thể. Cụ thể như sau: Màu đỏ thể hiện cho hành Hỏa; Màu xanh là hành Mộc; Màu trắng là hành Kim; Màu đen là hành Thủy và màu vàng biểu tượng cho hành Thổ. Đồng thời số lượng món ăn phụ không cần quá cầu kỳ. Số lượng món ăn được chuẩn bị dựa theo số lẻ – biểu tượng cho dương, còn số chẵn là tượng trưng âm. Sau đây là một số món ăn phổ biến trên mâm cỗ chay:

  • Hoa tươi
  • Bánh trôi nước
  • Các món rau xào chay
  • Bát canh nấm hoặc canh củ quả
  • Đĩa ngũ quả
  • Chè xôi và các món đậu
  • Nhang, đèn, nến.

Mâm cúng mặn ngày rằm

Đối với những mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng sẽ có 4 bát, 6 đĩa. Tổng cộng là 10 món để tạo thành một mâm cúng đầy đủ, tươm tất nhất.

  • 4 bát gồm: Canh măng hầm xương, canh bóng, bát miến, bát mọc
  • 6 đĩa: Thịt gà trống luộc (hoặc thịt heo quay), giò/chả, nem, rau xào, dưa muối/hành muối, xôi/bánh chưng và nước chấm.

Bên cạnh đó, mâm cúng rằm tháng giêng cần có các vị như: Mặn của của muối, nước chấm; Vị cay của ớt, chua của dưa hành và ngọt của các loại bánh kẹo. Tất cả sẽ tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm, an lành và xua tan những điều không may mắn.

Trên thực tế nhiều gia đình có thể giảm, hoặc thay đổi một số món để phù hợp với điều kiện. Cho dù thế nào đi nữa, cúng bái chỉ cần thành tâm là chính. Món ăn đơn giản nhưng chuẩn bị sạch sẽ, tươi ngon là điều quan trọng hơn hết.

Bài văn cúng rằm tháng giêng đơn giản

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Con xin kính lạy 9 phương Trời, chư Phật 10 phương. Kính lạy Hoàng Thiên và Chư vị Tôn thần. Thành hoàng Thổ địa cai quản xứ này. Con kính lạy các Gia tiên của gia đình mình.

Con tên:…………………….. Hiện sống tại………………

Nhân hôm nay dịp lễ Tết nguyên tiêu. Tín chủ con lòng thành sửa sang hương hoa lễ vật dâng lên trước án. Kính mong các vị an lâm trước giá, chứng giám lòng thành và thụ hưởng lễ vật. Đồng thời kính mời các cụ Tổ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại nghe được lời khẩn cầu. Phù hộ cho gia đình một năm sắp tới an bình, mọi thứ ổn định, vạn sự tốt lành. Bốn mùa được khỏe mạnh, hưởng tài lộc.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Hướng dẫn cách cúng rằm tháng giêng chi tiết

Để việc thực hiện lễ cúng rằm tháng giêng mang lại hiệu quả tốt nhất. Nghi lễ cần được thực hiện với các thủ tục như sau:

  • Trước ngày hoặc giờ làm lễ, gia chủ cần dọn dẹp bàn thờ cho sạch bụi bẩn. Rồi bày các lễ vật đã chuẩn bị lên bàn thờ hoặc ra mâm đúng cách. Phải sắp xếp đồ cúng gọn gàng và đẹp mắt. Với những gia đình cúng ngoài trời, để mâm lễ ở trước cửa nhà hoặc giữa sân.
  • Khi làm lễ, gia chủ hoặc người làm lễ cần ăn mặc chỉnh tề, không hở hang, luộm thuộm. Làm mất đi sự tôn nghiêm vốn có của việc cúng bái.
  • Khi đến giờ làm lễ, gia chủ hoặc người làm lễ thắp hương, chắp tay lạy 3 vái rồi đọc văn khấn.
  • Sau khi đọc xong văn khấn cần chắp tay và lạy thêm 3 vái nữa.
  • Đợi khi hương gần tàn hết khoảng 3/4 thì hóa vàng và hạ lễ, thụ lộc.

Những lưu ý khi thực hiện cúng ngày rằm tháng giêng 

Trong lễ cúng rằm tháng giêng nói riêng và các lễ cúng khác có một số điều kiêng kỵ cần tránh như sau:

  • Việc lau dọn bàn thờ sẽ giúp thể hiện lòng thành kính đối với các vị Thần và tổ tiên. Tuy nhiên, điều cần tránh là không được xê dịch bát hương. Và trước khi lau dọn nên thắp nén nhang để xin phép.
  • Tránh việc dùng hoa hoặc trái cây giả: Việc thờ cúng phải tịnh tâm, không cần làm quá phô trương; Nếu không chuẩn bị được hoa quả tươi thì cũng không nên thay thế bằng đồ giả để dâng lên thần Phật và Tổ tiên.
  • Không dùng đồ chay giả mặn: Trong mâm lễ nếu muốn cúng đồ chay. Thì nên làm đồ thuần chay, không được làm giả các món mặn. Như vậy là dối trá với các đấng bề trên.
  • Không dùng tiền giả hoặc tiền làm bất chính: Tuyệt đối không cúng tiền giả hoặc tiền có nguồn gốc không hợp pháp, trái với đạo đức. Khi cúng nên là tiền thật và do chính gia chủ bỏ công sức làm ra.
  • Không cúng thủ lợn: Đây là dịp cúng đầu năm. Vì sát sinh có thể ảnh hưởng đến vận phúc của cả gia đình.
  • Không đốt quá nhiều vàng mã không cần thiết: Theo đạo Phật, không bắt buộc đốt vàng mã cho người đã khuất. Vì vậy không cần sắm nhiều đồ mã để tránh lãng phí.
  • Trong lúc làm lễ cúng cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với mọi người và các bậc Thần linh. Không được khấn cầu những điều mang lợi xấu.

Kết luận

lananhdalathotel.vn hy vọng qua bài viết về mâm cúng rằm tháng Giêng đã tổng hợp. Mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ đã biết thêm thông tin. Từ đó thực hiện mâm cúng sao cho đầy đủ nhất. Nhằm mang lại sự may mắn và an bình đến cho cả gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *