Ngoài lễ tết truyền thông ra, ở một số đất nước Á Đông có một cái tết khác là Tết Đoan ngọ. Với tên gọi khác là tết diệt sâu bọ, vậy để tổ chức một mâm cúng tết Đoan Ngọ đầy đủ nhất cần có gì? Sau đây hãy cùng lananhdalathotel.vn tham khảo qua bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin. Từ đó chuẩn bị mâm cúng, lễ vật và văn khấn chuẩn chỉnh, bày tỏ lòng thành với các vị Thần linh.
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Mùng 5 tháng 5
Nguồn gốc của tết Đoan Ngọ
Theo truyền thuyết ở một số nước, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa. Nhưng các loài côn trùng, sâu bọ lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người không biết làm cách nào để giải quyết vấn đề này. Bỗng nhiên có ông lão từ xa tới, tự xưng là Đôi Truân. Hướng dẫn cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây. Sau đó đứng trước nhà mình vận động thể dục. Sau đó các sinh vật này đã được tiêu diệt. Ông còn bảo mỗi năm đến thời gian này cần cúng như vậy để diệt trừ chúng. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng lấy ngày này là “Tết diệt sâu bọ”. Có nhiều nơi gọi nó là “Tết Đoan ngọ”, vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Tết mùng 5 tháng 5 ở Việt Nam
Ở Việt Nam, dịp này còn được gọi với cái tên khá dân dã, chính là “tết giết sâu bọ”. Hiểu nôm na, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng. Nhưng vào những năm gần đây, tục lệ giết sâu bọ không còn phổ biến nhiều. Vì nền nông nghiệp phát triển và sâu bọ đã được các loại thuốc tiêu diệt.
Giờ tốt để làm mâm cúng tết Đoan Ngọ
Thường được tổ chức vào giờ Ngọ, mùng 5/5 âm lịch hằng năm. Từ “Đoan” có nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 – 13h, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đây là khoảng thời gian mà mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất.
Tết đoan ngọ cúng gì là hợp lý
Đối với mỗi nơi khác nhau sẽ có những món ăn đặc trưng sau đây.
Rượu nếp, rượu cẩm hoặc rượu trắng
Rượu nếp là một món đặc biệt thường dùng trong các mâm cúng tết Đoan Ngọ. Nhiều người quan niệm rằng, trong bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại. Chúng thường nằm sâu trong bụng, nên không phải lúc nào cũng diệt được hoàn toàn. Chỉ vào ngày 5/5 âm lịch, chúng sẽ thường ngoi lên. Khi đó mới có thể tận dụng để loại bỏ bằng cách ăn những thức ăn có vị chua, cay, chát. Trong đó nổi bật là rượu nếp hay nếp cẩm. Đặc biệt, thưởng thức món rượu này vào buổi sáng, sau khi vừa thức dậy thì càng hiệu nghiệm.
Bánh tro
Là loại bánh có màu vàng hoặc cam đậm. Được chế biến từ gạo nếp ngâm, cùng với nước tro của các loại cây khô. Sau đó được gói trong lá chuối rồi đem luộc dưới nước .
Hoa quả
Với mong muốn tiêu diệt các loại sâu bệnh bên trong cơ thể. Nhiều người hay chọn các loại quả có vị chua như mận, xoài, chanh…. Ăn vào lúc vừa mới thức dậy. Lúc này hiệu quả diệt sâu bệnh sẽ cao hơn.
Thịt vịt
Đối với những ai ở miền Trung, thịt vịt là món ăn không thể nào thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ. Nhiều người cho rằng, vào những ngày tháng 5, trời khá oi nóng. Nên ăn thịt vịt sẽ giúp cho cơ thể mát mẻ hơn.
Chè trôi nước
Đây là món ăn không thể nào thiếu vào ngày tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Những viên chè được làm từ loại bột nếp. Bên trong là nhân đậu xanh, ăn kèm với nước cốt dừa có vị man mát, thơm ngon.
Chè kê
Loại chè đặc trưng của người Huế mỗi dịp tết Đoan Ngọ. Sau khi xay hạt và loại bỏ lớp vỏ. Đun sôi cho đến khi nở mềm và đặc lại. Thêm nước đường cùng chút gừng là đã được một nồi chè kê thơm phức, hấp dẫn vị giác.
Heo quay
Heo quay là đặc sản được nhiều người ưa thích, có thể dùng để cúng hoặc ăn trong các lễ tiệc. Thông thường sẽ dùng các loại heo sữa quay có kích thước vừa phải. Cúng xong sẽ dùng để đãi tiệc mọi người. Ngoài ra còn có giấy, vàng mã, hương nhang đèn trong mâm cúng.
Bài cúng tết Đoan ngọ
Tín chủ con xin Trấn minh nhất tam quy mệnh!
Chúng con kính lạy các chư vị Thần tiên, Thần linh và Chư thần đang cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày mùng 5/ 5, tức là ngày tết Đoan ngọ. Giữa trời đất minh chứng, chúng con thành tâm chuẩn bị lễ vật, nhang đèn, tiền vàng. Cung thỉnh tấu sớ kính trình lên Ngọc Hoàng, cùng các vị chư Tiên linh. Kính mời các ngài hãy khai ân minh, xem xét cho được giải thoát mọi kiếp nạn, mùa màng được tươi tốt. Đồng thời được ban cho tài lộc, phúc lộc, vạn sự hanh thông như ý nguyện.
Cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Chư vị Thần tiên cùng chư ngài khai ân phù hộ độ trì. Linh hồn gia tiên nội ngoại họ hưởng đặc ân được lên thiên giới hưởng đại phúc đại lộc.
Chúng con tâm thành kính nguyện: Cầu phúc phúc lai, cầu tài tài đến, cầu lộc lộc tồn, cầu đức đức thịnh, gia đạo hạnh phúc. Nguyện cho toàn cõi chúng sinh đều hưởng được ân huệ.
Xin đa tạ đấng thần linh đã phù hộ cho gia đình chúng con. (x3 lần)
Những lưu ý trong mâm cúng tết Đoan Ngọ
- Theo phong tục của người Việt, giờ cúng rơi vào khoảng thời gian chính Ngọ. Tức là 12h ngày mùng 5/5.
- Không nên vứt giày dép bừa bộn. Vì trong tiếng Hàn, đây là từ đồng âm với từ “tà”. Trong ngày Tết đoan ngọ để dép không ngay ngắn sẽ dễ chiêu dụ tà khí.
- Tránh để làm rơi tiền hoặc ví, điều này tượng trưng cho việc bạn đã đánh rơi may mắn, lộc của mình.
- Không mua những vật phẩm, tượng có hình thù kỳ quái, tránh mang tà khí vào nhà.
- Nếu gia đình bạn đi du lịch vào dịp này. Nên chọn phòng đầu tiên hoặc phòng cuối hành lang. Hai vị trí phòng này có nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế tới những nơi u ám nếu không cần thiết như bệnh viện, đám ma,…
Kết luận
Mâm cúng tết Đoan Ngọ là một nét văn hóa đẹp của người Việt cũng như một số nước khác. Đây cũng là khoảng thời gian để cùng gia đình quây quần chia sẻ những câu chuyện vài tháng sau tết. Chúc bạn và gia đình có một lễ tết 5/5 ý nghĩa.