Trong các ngày lễ trong nền văn hóa Việt Nam, hiện tại có một ngày lễ cũng được sự chú ý là ngày trùng cửu 9/9 âm lịch. Đây tuy không phải là một ngày được nhiều người biết đến, nhưng cũng được sự quan tâm. Có nguồn gốc từ phong tục của người Hoa và là ngày tôn vinh những giá trị văn minh của con người. Đồng thời bồi đắp tình cảm gia đình, tăng thêm sự gắn kết của nhiều người với nhau. Vậy ngày trùng cửu có ý nghĩa gì? Hãy cùng lananhdalathotel.vn tìm hiểu qua thông tin từ bài dưới đây.
Nguồn gốc ngày trùng cửu là gì
Ngày trùng cửu có rất nhiều điển tích khác nhau, sau đây lananhdalathotel.vn đã tổng hợp được một số thông tin:
- Đời Hậu Hán có một người là Hoàng Cảnh, một hôm có người nói: “Ngày 9/9 âm lịch tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Nên ngươi đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hạt thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc. Đến tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn”. Vì tích trên, nên hằng năm đến 9/9 mọi người sẽ lên núi lánh nạn và trở thành một phong tục.
- Theo sử khác lại ghi chép rằng đời Hán Văn Đế, vua cho dựng 1 tượng đài cao 30 trượng. Khi đến 9/9 âm lịch nhà Vua cùng mọi người lên trú ở trên đó để lánh nạn. Và cứ như vậy hằng năm đến ngày này, các thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi ngâm vịnh.
- Trong sách “Phong Thổ Ký” cuối đời nhà Hạ, Vua Kiệt tàn ác làm khổ dân. Thượng đế đã giáng trận hồng thủy làm nhân dân chết đuối. Và ngày đó là ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch. Vì vậy nhân dân khi đến ngày này đều kéo nhau lên núi để lánh nạn và thành tục lệ.
Tết trùng cửu ở các nước trên thế giới
Tết trùng cửu của Trung Quốc
Tại Trung Quốc, ngày lễ trùng cửu là một ngày lễ lớn trong năm. Còn có một tên gọi khác là Tết Trung Dương, Tết người Cao tuổi, Tết người già. Diễn ra vào mùng 9/9 âm lịch. Con số 9 được coi là số dương, lặp lại 2 lần nên có tên gọi là Trùng Cửu/ Trùng Dương. Theo quan niệm của dân gian, con số 99 tượng trưng cho sự dài lâu, mong cầu sự trường thọ khỏe mạnh. Hằng năm đến dịp Tết Trùng Dương người dân ở Trung Quốc lại dắt nhau lên núi. Và ngắm hoa cúc, cắm thủ dũ (loài hoa có mùi thơm và làm thuốc), ăn bánh bò. Đồng thời, có loại bánh “bánh Trùng Cửu”, bắt nguồn từ những nơi không có núi. Vì vậy mọi người cho rằng ăn bánh này để thay thế cho việc lên núi cao.
Ngày trùng cửu ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, lễ này được gọi là Chōyō- Lễ hội hoa cúc (Kiku no Sekku). Và thuộc 1 trong 5 lễ hội thiêng liêng của Nhật Bản. Ngày Trùng Cửu tại Nhật được tổ chức vào ngày 9/9 theo lịch Gregorian chứ không theo lịch âm. Được tổ chức tại 2 ngôi đền Shinto và chùa Phật giáo. Với mong cầu muốn kéo dài tuổi thọ của một người. Các thức uống là rượu Sake và các món ăn như gạo hạt dẻ và với bánh giầy mochi.
Hàn Quốc và ngày tết trùng cửu
Ngày mùng 9/9 ở Hàn Quốc được gọi là Jungyangjeol. Ngày lễ này mọi người sẽ tổ chức một số lễ hội nhằm tăng cường sức khỏe như: Mang củi, leo đồi núi, dã ngoại và cắm hoa cúc. Và loại bánh truyền thống ăn trong dịp này là bánh kếp có chứa lá hoa cúc.
Tết trùng cửu ở Việt Nam
Và ở Việt Nam, cũng ảnh hưởng từ văn hóa của các nước phương Đông. Vì vậy, ngày tết trùng cửu cũng là ngày được nhiều người quan tâm. Vào ngày này mọi người thực hiện các phong tục nhằm cầu mong sự may mắn, sức khỏe. Đồng thời thể hiện tấm lòng thành, hiếu kính và nhớ ơn với ông bà cha mẹ. Ngày trùng cửu năm 2023 sẽ rơi vào Thứ Hai, ngày 23 tháng 10.
Các phong tục ngày tết trùng cửu như nào
Leo núi cao
Leo núi là một hoạt động cần có sức khỏe thể chất, những người yếu sẽ khó mà thực hiện hoạt động này. Chính vì vậy trong ngày 9/9 không chỉ là phong tục truyền thống từ xưa đến nay. Mà nó còn là thời điểm hoa cúc trên núi nở rộ, mang nhiều niềm vui, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên. Nếu thực hiện hoạt động leo núi thường xuyên sẽ nâng cao sức khỏe và tuổi thọ.
Bánh Trùng Dương
Đây là loại bánh đặc biệt mà rất ít người biết và làm từ những người có tay nghề cao. Nguyên liệu làm từ bột và các loại hoa quả khô như nho, táo. Bánh có nhiều lớp hình tháp với ước nguyện vạn sự như ý, mọi việc đều thăng tiến.
Mặc đồ cây mã đề
Vào thời xưa, cây mã đề có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh khỏi các loại bệnh tật nguy hiểm và thảm họa. Vì lẽ đó, người dân thường đeo nó quanh cánh tay của họ hoặc làm thành một túi nhỏ để ngang thắt lưng. Hiện nay, đời sống phát triển nên phong tục này ít được mọi người để ý và duy trì.
Ngắm và uống rượu hoa cúc
Ngày 9/9 âm lịch thường rơi vào tháng 10 dương lịch hằng năm. Đây là thời điểm trời bắt đầu vào cuối thu nhưng lại có một số loại hoa rất đẹp nở. Một trong đó là hoa cúc, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt. Đây là hoạt động được Đào Tiềm (người triều Tấn ở Trung Hoa) thưởng thức hoa và uống rượu ngâm thơ. Noi theo đó, dân gian đã lưu giữ hoạt động này như một nét đẹp trong cuộc sống.
Thăm cha mẹ, ông bà
Đây là một hoạt động đặc biệt không thể nào thiếu trong ngày trùng cửu. Những người cao tuổi thường có sức khỏe yếu và không biết sẽ lìa xa cuộc đời lúc nào. Ngày này cũng như một số lễ quan trọng khác có mục đích thăm hỏi và tỏ lòng thương yêu với mọi người. Đồng thời trao đổi chia sẻ những điều trong cuộc sống. Vào ngày nay, đây cũng là dịp có thể tổ chức cho gia đình một chuyến đi du ngoạn, thăm quan hoặc một bữa tiệc gia đình.
Lời kết
Ngày trùng cửu là một ngày Tết cổ, là một nét đẹp trong văn hóa. Nhưng với cuộc sống quá tất bật hiện nay, vào ngày này mọi người chỉ thắp nhang để tưởng nhớ. Khác với những lúc trước sẽ tổ chức những lễ tiệc, những cuộc gặp gỡ thăm hỏi người thân.