Việc thay bàn thờ mới là một thủ tục đòi hỏi phải cẩn thận và phải tuân thủ theo quy trình. Vì bất kỳ bàn thờ nào cũng là một nơi linh thiêng, khi không tuân thủ theo những quy tắc có thể ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ và cả gia đình. Vậy thủ tục thay bàn thờ mới như thế nào? Cần phải chuẩn bị mâm cúng và bài văn khấn thay bàn thờ mới nào là chuẩn nhất. Cách xử lý bàn thờ cũ như thế nào để không phạm phải điều đại kỵ. Hãy tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây.
1. Khi nào nên thay bàn thờ thần tài, bàn thờ gia tiên mới
Bàn thờ là một nơi thờ cúng linh thiêng đối với gia tiên, các vị thần linh, thần tài thổ địa. Người ta thường kiêng kỵ việc thay bàn thờ cũ vì lo sợ sẽ làm động đến người đã khuất hoặc đắc tội với các vị thần linh. Từ đó làm mất đi tài lộc, vận may của gia đình.
Tuy nhiên, xét về mặt khoa học tâm linh thì có thể thay bàn thờ mới nếu gặp phải một số vấn đề như sau:
- Bàn thờ hiện tại đã bị hư hỏng hoặc đã trải qua nhiều năm sử dụng và không còn đẹp như trước, bạn có thể xem xét thay bàn thờ mới.
- Đối với bàn thờ thần tài hãy thay bàn thờ mới khi thấy bàn thờ đã xuống cấp và không mang lại nhiều tài lộc nữa
- Khi chuyển đến nơi ở mới hoặc nơi kinh doanh mới mà không thể mang theo bàn thờ cũ. Thì có thể hoá vàng bàn thờ và làm thủ tục và sử dụng văn khấn thay bàn thờ mới để thay bàn thờ.
Việc thay bàn thờ mới thể hiện sự tôn nghiêm, trang trọng cũng như tấm lòng thành kính của gia chủ. Nếu luôn đảm bảo nơi thờ cúng ở điều kiện tốt nhất sẽ giúp gia đình luôn nhận được sự phù hộ của gia tiên và các bề trên. Giúp cuộc sống gia đình thuận hoà và gặp nhiều thuận lợi hơn trong công việc.
2. Thủ tục thay bàn thờ mới
Để thực hiện thủ tục thay bàn thờ mới gia chủ cần phải chọn ngày thay bàn thờ mới phù hợp rồi mới bắt đầu chuẩn bị mâm cúng và thực hiện cúng.
2.1. Chọn ngày thay bàn thờ mới
Theo quan niệm của dân gian, gia chủ cần phải xem ngày tốt, giờ tốt khi muốn chuyển, thay bàn thờ gia tiên hoặc thần tài thổ địa. Vì người ta tin rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Khi muốn thay đổi nhà cho các vị thần và gia tiên, cần phải xin báo một tiếng rồi mới bắt đầu chọn ngày và thực hiện nghi lễ.
Phải chọn ngày và giờ hợp tuổi với gia chủ, tránh việc thay bàn thờ mới vào những ngày xấu. Tuyệt đối không nên tự ý thay bàn thờ mới khi chưa đọc bài văn khấn thay bàn thờ mới và chưa chọn được ngày tháng đẹp. Theo như các nhà phong thuỷ, gia chủ có thể xem ngày trên lịch vạn niên.
Quy lại, khi muốn thay bàn thờ mới, trước tiên gia chủ cần phải xem ngày tốt thay để thay rồi mới tính đến chuyện sắm lễ, xử lý bàn thờ cũ và thay bát hương.
2.2. Mâm cơm cúng bàn thờ mới
Đối với mâm lễ cúng thay bàn thờ mới gia chủ có thể chuẩn bị các lễ vật dưới đây kèm mâm cơm mặn hoặc chay. Bày lên bàn thờ thật ngay ngắn và gọn gàng rồi tiến hành thực hiện lễ cúng.
- Một đĩa xôi, gà luộc hoặc thịt heo luộc
- Trầu cau, 3 ly rượu trắng.
- 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo.
- 1 bình hoa tươi.
- Tiền vàng mã, hương, nến.
- 1 cốc nước sạch
Đối với mâm cúng thần tài thì gia chủ có thể mua phần heo quay để cúng. Vì heo quay luôn gắn liền với tài lộc, sự thịnh vượng. Chính vì thế khi cúng heo quay cho thần tài thổ địa sẽ giúp cho gia đình có thêm nhiều phúc lợi.
3. Văn khấn thay bàn thờ mới
Sau khi bày biện các lễ vật lên bàn thờ gia chủ thắp lên 3 nén nhang, cho một chút rượu lên tay rồi rắc lên bàn thờ, sau đó đọc bài văn khấn thay bàn thờ mới.
Đối với gia tiên và thần tài thổ địa sẽ sử dụng bài văn khấn khác nhau, bạn có thể tham khảo các bài văn khấn dưới đây.
3.1. Văn khấn thay bàn thờ gia tiên mới
Gia chủ nên đọc thành tâm bài cúng thay bàn thờ mới này để thể hiện lòng thành kính.
Nam Mô A Di Đà Phật! (khấn 3 lần)
Con xin kính lạy chín phương trời mười phương Phật. Con xin kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….
Con tên là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
Nay con thực hiện lễ thay bàn thờ mới (bốc bát hương mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu được ước thấy, ăn nên làm ra, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên bên nội ngoại sống khôn thác thiêng, kính xin các cụ về phù hộ và độ trì cho con cho cháu trong nhà mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu …………
Nam Mô A Di Đà Phật! (khấn 3 lần)
3.2. Văn khấn thay bàn thờ thần tài, thổ địa mới
Để thay bàn thờ thần tài mới gia chủ cần đọc to rõ bài văn khấn thay bàn thờ mới dưới đây
Nam mô A Di Đà Phật (khấn 3 lần)
Hôm nay là ngày … tháng …. năm ……… 20…….
Tín chủ con là:……………, …….. tuổi, xin thành tâm tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng những lễ vật và đứng ra chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng con di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thầm thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Vì vậy chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở về sau, tuần rằm mồng một, các lễ tết, chúng con xin dâng nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn người và xin cầu Phúc Lộc.
Kính xin chư vị phù độ cho chúng con được nhân khang vật thịnh, bình an, khỏe mạnh, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.
Tín chủ: ……………………. cùng toàn thể gia chúng con xin cúi dập đầu bái tạ!
Nam mô A Di Đà Phật (khấn 3 lần)
3.3. Văn khấn bỏ bàn thờ cũ
Nam mô a di Đà Phật (khấn 3 lần)
Con xin lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Con xin kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần
Con xin kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân
Con xin kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần
Con xin kính lạy các ngài Ngũ thổ, Ngũ phương, Phúc đức tôn thần
Con xin kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con xin kính lạy các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ chúng con là: ……………………….. Ngụ tại: ……………..
Hôm nay là ngày … Tháng … Năm … (âm lịch), chúng con thành tâm thành ý sửa biện những lễ vật, kim ngân, hương đăng, hoa tươi, quả tốt. Đốt nén hương thơm để dâng lên trước án. Trước bản tọa của chư vị tôn thần tín chủ con xin kính cẩn tâu trình rằng: Trong suốt thời gian chúng con công tác, làm việc tại………. nhờ vào sự che chở, phù trì của chư vị Tôn thần. Bây giờ, do chuyển cơ quan mới, bàn thờ mới đã được tập trung tại ………………………. nên hôm nay chúng con xin được dỡ bỏ bàn thờ tại …………..
Chúng con thành tâm sắm sửa một chút lễ mọn, bày tỏ lòng thành kính chân thành, xin được tạ ơn chư vị Tôn thần. Chúng con vốn dĩ người trần mắt thịt, thành tâm sửa lễ, có gì sai sót, chưa phải thì mong các chư vị Tôn thần xá lỗi cho chúng con.
Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân. Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời của chúng con, thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, đến thụ hưởng các lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm, mọi việc được hanh thông. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được các ngài phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (khấn 3 lần)
4. Cách xử lý bàn thờ cũ đúng cách
Có nhiều cách để xử lý bàn thờ cũ như đốt, thả sông, bán đi cho những nơi mua bàn thờ cũ,…Nhưng đối với cách thả trôi sông ngày nay xem là một việc làm gây ô nhiễm môi trường. Tốt nhất gia chủ nên đem đi bán lại, còn nếu không nên mang đi đốt. Bởi theo phong thuỷ, bàn thờ là hành mộc cần hỏa để hoá về tro bụi. Việc đốt bàn thờ cũ vừa hợp ý với trời đất lại vừa là cách xử lý chuẩn nhất.
- Để đốt bàn thờ cũ, đầu tiên gia chủ nên khấn xin gia tiên, thần linh.
- Trước khi đốt ra có thể chẻ nhỏ ra để lửa dễ cháy. Lưu ý khi chẻ không được lấy chân giẫm lên bàn thờ vì đấy là một hành vi phạm thượng đối với thần linh
- Khi đốt bàn thờ cũ, đặt dưới đáy đống lửa một tấm kim loại để sau khi đốt xong thu lại số trọ tàn
- Trước khi đốt ra có thể chẻ nhỏ ra để lửa dễ cháy. Lưu ý khi chẻ không được lấy chân giẫm lên bàn thờ vì đấy là một hành vi phạm thượng đối với thần linh
- Tro sau khi đốt xong thu lại mang đi rải quanh vườn hoặc chôn dưới đất. Việc làm này sẽ giúp bạn nhận được nhiều hồng ân về sau lâu dài.
5. Lưu ý khi thay bàn thờ mới
Khi có mong muốn thay bàn thờ mới với bất kỳ lý do nào, ngoài việc soạn mâm cúng và sử dụng văn khấn thay bàn thờ mới bạn cũng nên lưu ý những điều dưới đây mà lananhdalathotel.vn liệt kê:
- Chọn kiểu bàn thờ phù hợp với không gian nơi thờ tự và điều kiện kinh tế của gia đình.
- Chọn ngày để thay bàn thờ vì đây là việc làm có thể mang lại nhiều may mắn. Có thể chọn ngày tốt hợp với tuổi của gia chủ hoặc chọn ngày tốt theo hoàng đạo.
- Trước khi thay bàn thờ mới phải xin gia tiên hoặc thần linh để thông báo về việc di chuyển này.
- Bàn thờ cũ sau khi thay xong không nên mang đi vứt bừa, mà phải làm theo cách hướng dẫn ở trên.
6. Lời kết
Có thể thấy thờ cúng là một nét đẹp truyền thống đối với văn hoá tín ngưỡng của Việt Nam. Vì thế việc thay bàn thờ mới cũng cần phải được thực hiện một cách chỉnh chu và cẩn thận để thể hiện lòng thành kính đối với gia tiên, thần linh. Đặc biệt khi thực hiện nghi lễ thay bàn thờ mới gia chủ hãy đọc bài văn khấn thay bàn thờ mới để xin và cảm ơn vị thần linh và tổ tiên của gia đình.