Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Chuẩn bị ra sao

Vàng mã cúng rằm tháng 7 là một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt Nam. Theo truyền thống, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người Việt thường cúng các vật phẩm để tri ân và tôn kính tổ tiên, các vị thần linh và các vị bậc cao niên đã qua đời. Trong số các vật phẩm được cúng, vàng mã là một trong những vật phẩm được xem là quan trọng nhất. Bài viết này lananhdalathotel.vn sẽ giải đáp cho bạn về vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì và hướng dẫn cách đốt vàng mã rằm tháng 7.

1. Vàng mã là gì?

Vàng mã hay còn gọi là tiền âm phủ, tiền địa phủ. Đây là một loại giấy có kích thước và hình thức gần giống tiền thật. Được dùng để cúng bái trong các dịp đám giỗ, ma chay, cúng tế, làm lễ chùa,…Theo quan niệm của người còn sống từ xưa nay, những người đã khuất khi xuống cõi âm cũng đều sinh hoạt giống trên dương thế. Họ cũng cần có tiền, những vật dụng cần thiết cho cuộc sống.

Chính vì thế người ta thường hoá vàng sau khi hoàn thành buổi lễ cúng để thể hiện sự quan tâm, mối thâm tình sâu đậm với người đã khuất.

2. Giải đáp câu hỏi Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì? 

Dựa vào đối tượng gia chủ muốn cúng mà vàng mã cúng cũng khác nhau. Thường được chia làm các loại vàng mã dưới đây.

2.1. Vàng mã cúng thần linh

Đối với bàn thờ Phật thì không nên đặt vàng mã cúng vào rằm tháng 7.

Đối với Thần tài Thổ địa thì mâm cúng bao gồm: Quần áo, giày dép, vàng mã,….(Có thể mua ở những gian hàng bán đồ cúng những vật lễ khác dựa vào tư vấn của người bán).

Đối với những gia đình có bàn thờ gồm 3 lư hương thờ: Hội đồng gia tiên, Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần và Bà Cô Tổ dòng họ. Lễ vàng mã chuẩn bị cúng thần linh gồm:

  • 5 con ngựa 5 màu (trắng, vàng, tím, đỏ, xanh), kèm với đó là 5 bộ mũ, kiếm, roi, áo, hia, cờ lệnh, trên lưng mỗi con đặt thêm 10 lễ tiền vàng.
  • 1 con ngựa đỏ to kèm theo mũ, áo, hia, cờ, roi, kiếm.
  • 1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng)

Cần chuẩn bị thêm mâm cúng chay để cúng ngoài các loại vàng mã trên.

Đối với Thần tài Thổ địa có thể cúng mâm mặn, đặc biệt là heo quay. Heo quay là lễ vật cúng cầu sự thịnh vượng trong mâm cúng Thần tài mà nhiều người sử dụng. Cũng nhiều người lựa chọn mua heo quay ở thương hiệu lananhdalathotel.vn, một thương hiệu nổi tiếng ở miền Nam và miền Trung.

2.2. Vàng mã cúng gia tiên

Vàng mã cúng gia tiên trong mâm cúng Rằm tháng 7 bao gồm: Giấy tiền, vàng bạc, nhà, xe, đồ áo, tiền âm phủ,… hoặc những đồ vật người quá cố thích lúc còn sống có thể gửi họ.

Theo quan niệm của nhân gian, khi người trần gian đốt vàng mã thì người âm sẽ nhận được. Chính vì thế khi đốt tiền thì người âm có thể sử dụng số tiền đó để mua thứ họ thích.

Đối với gia tiên nên chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc mặn tuỳ vào gia chủ.

2.3. Vàng mã cúng chúng sinh gồm những gì

Nếu như lễ cúng thần linh và tổ tiên được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng thì lễ cúng chúng sinh cũng cần chuẩn bị tươm tất. Vì như vậy cũng thể hiện sự tôn trọng đối với những vong hồn không nơi nương tựa. Vàng mã cúng chúng sinh Rằm tháng 7 gồm những lễ vật sau:

  • Chuẩn bị từ 15 lễ tiền vàng trở lên
  • Quần áo chúng sinh cần chuẩn bị khoảng 20 – 50 bộ
  • Tiền chúng sinh: Nếu được thì càng nhiều càng tốt

Đối với chúng sinh nên chuẩn bị thêm các lễ vật trên mâm cúng như khoai lang luộc, bỏng ngô, sắn luộc, ngô luộc, kẹo bánh,…Ngoài ra chuẩn bị thêm 12 chén cháo trắng nấu loãng.

3. Bài cúng đốt mã rằm tháng 7

Sau khi biết được vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì thì nên biết bài văn khấn cúng đốt mã để sau khi cúng xong mang đi đốt cho đúng chuẩn. Bài cúng đốt mã rất đơn giản như sau:

“Âm dương nhất lý

Lễ phật hoàn thành

Phần hoá kim ngân

Cúng giàng lễ tất”

hoặc

“Dương sao âm vậy

Lễ Phật đã xong

Phần hoá vàng bạc

Cúng dàng đã xong”

4. Cách đốt vàng mã rằm tháng 7 chi tiết

4.1. Cách viết giấy gửi quần áo cho người âm

Khi đốt vàng mã cho ông bà tổ tiên, người âm bạn cần ghi đầy đủ những thông tin như:

  • Họ tên đầy đủ và chính xác của người đã khuất
  • Giới tính
  • Ngày và giờ ra đi

Tại sao phải ghi giấy gửi quần áo?

Vì ngày Rằm tháng 7 là ngày cúng lớn, chính vì thế người người nhà nhà đều thực hiện các lễ cúng tại nhà. Việc này có thể khiến người âm nhận nhầm đồ hoặc sẽ bị những cô hồn khác nhận trước khi về với tay người đã khuất được gia đình đốt cho.

4.2. Giờ đốt vàng mã rằm tháng 7

Theo quan niệm dân gian, ngày 2/7 âm lịch  hàng năm là ngày chính thức mà Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để cho vong hồn lên trần gian và đóng cổng vào ngày 14/7 âm lịch. Do đó khi cúng và đốt vàng mã bạn cần đốt trong khoảng thời gian này:

  • Vàng mã cúng gia tiên và các vị thần linh: Theo các nhà tâm linh thì thực hiện các lễ Vu Lan cầu siêu, cúng tổ tiên vào ban ngày và hoá vàng trong ngày đó.
  • Vàng mã cúng chúng sinh: Nên cúng và đốt vào lúc chiều tối, cụ thể là từ 17h – 19h. Vì đây là khoảng thời gian tốt nhất để vong hồn xuất hiện và nhận những lễ vật người trần gian chia sẻ cho.

4.3. Cách đốt vàng mã cho người âm rằm tháng 7

Không chỉ có vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Nhiều người còn thắc mắc rằm tháng 7 đốt vàng mã như thế nào mới đúng?

Khi thực hiện hoa vàng, gia chủ nên đốt một cách từ tốn, không dùng que nhấn vào phần giấy tiền đang đốt để thể hiện sự tôn trọng đối với người đã khuất. Đồng thời cần phải đốt hết vàng mã chớ không được để lại.

Khi đốt vàng mã, gia chủ nên lựa chọn nơi sạch sẽ, thoáng mát. Bên cạnh đó, phải đợi nhang tàn hơn nửa cây hoặc gần hết mới được mang đi hóa vàng. Khi hoá vàng cũng cần làm theo thứ tự thần linh, gia tiên rồi mới đến chúng sinh.

5. Lưu ý khi đốt vàng mã rằm tháng 7 nên biết

Khi đốt vàng mã cần phải nghiêm túc và phải lưu ý những điều dưới đây để tránh những điềm không may. Ngoài ra còn không được thần linh, ông bà tổ tiên chứng giám, phù hộ.

  • Không được dùng “cây khấn” khuấy và chọc vào vàng mã đã đốt. Vì làm như vậy sẽ khiến phần tro nát hết và cũng là hành động bất kính với người đã khuất.
  • Nên đốt từ từ chứ không gom vào đốt 1 lần cho nhanh (đây là hành động thể hiện sự hấp tấp và không thành tâm). Sau khi đốt xong để lửa tự tắt, tuyệt đối không được dội thẳng nước vào phần tro để dập lửa khi chưa tàn hết.

Ngoài việc cúng rằm tháng 7, đối với những người làm ăn, kinh doanh cũng nên biết cách cúng mùng 2 và 16 để việc kinh doanh suôn sẻ và thuận lợi hơn.

6. Lời kết

Trên đây là bài chia sẻ của lananhdalathotel.vn về vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì. Cách cúng vàng mã không chỉ mang lại may mắn và thịnh vượng cho gia đình mà còn tôn kính và tri ân các tổ tiên, các vị thần linh cũng như các vị bậc cao niên đã qua đời. Khi cúng vàng mã, chúng ta không nên lạm dụng mà hãy nên tuân thủ các quy định về phong tục, tôn giáo và an toàn để tránh gây mất trật tự xã hội và làm mất đi giá trị văn hoá lâu đời từ trước nay vốn có.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *